Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Có một sự khác biệt rất lớn về tâm lý và sinh lý khi nói đến sức khỏe của nam giới và phụ nữ. Vì vậy, mỗi phụ nữ đều biết về các rối loạn ảnh hưởng đặc biệt đến cơ thể mình.

Nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh này xảy ra khi đường niệu của phụ nữ bị viêm và nhiễm bệnh. Vi khuẩn E. coli gây nên 80% trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn. Vi khuẩn này thường có trong đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục.

7-can-benh-nguy-hiem-phu-nu-can-biet

Phụ nữ dễ nhiễm bệnh hơn do lỗ niệu đạo nằm gần với nguồn vi khuẩn từ phía sau (hậu môn, âm đạo) và niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn, do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Ngoài E.coli, một số vi khuẩn khác như Chlamydia trachomatis hay Mycoplasma hominis... đều có thể gây nhiễm trùng đường tiểu.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một rối loạn nghiêm trọng, trong đó các mô bình thường tử cung phát triển bên ngoài tử cung, gây ra các triệu chứng như kinh nguyệt bất thường, đau bụng dưới. Bệnh này lành tính nhưng gây nhiều biến chứng, thậm chí vô sinh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến tắc vòi trứng, tinh trùng không thể chui qua vòi để đến thụ tinh. Phụ nữ mắc bệnh này thường bị đau bụng nhiều trong thời gian kinh nguyệt và giao hợp. Nếu lạc nội mạc tử cung lâu ngày và nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng thường xuyên hơn.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là bệnh suy giảm về tinh thần lẫn thể chất, xảy ra trên một số sản phụ trong thời kỳ hậu sản. Triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể ở mức độ nhẹ qua những biểu hiện như tâm trạng đau buồn, suy sụp sau sinh, đánh giá thấp bản thân. Trầm cảm sau sinh dễ làm người phụ nữ mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn và nếu không điều trị, các triệu chứng có thể ngày càng xấu hơn và kéo dài thậm chí cả năm.

Ung thư vú

Một trong những loại ung thư phổ biến nhất, ung thư vú có thể gây ra các triệu chứng như u cục ở vú, thay đổi hình dạng bất thường. Triệu chứng điển hình là sờ thấy có khối u ở vú; hình dáng vú có sự thay đổi; núm vú chảy dịch hoặc chảy máu; có u, hạch ở hõm nách. Bệnh có thể gặp ở những người tiền sử gia đình có người bị ung thư sớm; có kinh sớm (dưới 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 50 tuổi); những người thừa cân, thích ăn chất béo, ít vận động. Ngoài ra, các yếu tố như uống rượu, những thay đổi về hormone như có thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Ung thư tử cung

Đây là một loại ung thư có thể gây ra các triệu chứng như kinh nguyệt bất thường, đau thắt ngực, đau bụng dưới. Triệu chứng điển hình của bệnh này là chảy máu âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là sau khi giao hợp. Bệnh có thể gặp ở những người sinh đẻ nhiều lần; có nhiều bạn tình, bị nhiễm virus đường sinh dục; phụ nữ hút thuốc lá, dùng thuốc ức chế, giảm miễn dịch; con gái của những phụ nữ điều trị bằng thuốc chống sảy thai trong thời kỳ mang thai.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng thường không có các dấu hiệu hoặc các triệu chứng cho đến tận giai đoạn phát triển muộn của bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể gồm: khó chịu hoặc đau ở vùng bụng nói chung; buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên; kém ăn; cảm thấy đầy bụng ngay cả sau bữa ăn nhẹ; tăng hoặc giảm cân không rõ lý do; chảy máu âm đạo bất thường. Bệnh gặp ở những người tiền sử gia đình có mẹ, chị em gái bị bệnh; từ 50 tuổi trở lên; phụ nữ chưa từng sinh con; bản thân có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng.

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn là một loại nhiễm trùng gây ra bởi sự phát triển của vi khuẩn trong âm đạo, gây ra các triệu chứng như ngứa, cảm giác nóng rát. Bệnh có thể chỉ xuất phát từ các nguyên nhân thông thường do các loại vi khuẩn tồn tại sẵn trong môi trường âm đạo và do một số yếu tố nội tiết và vệ sinh thay đổi khiến chúng có điều kiện phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 50% số bệnh nhân bị viêm âm đạo do vi khuẩn không có biểu hiện rõ ràng hoặc không phát hiện được bệnh để tình trạng bệnh lý kéo dài, dẫn tới nhiều tổn thương như: viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng... thậm chí là vô sinh hiếm muộn.

 Theo: tintuc.vn

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Sau khi ăn quả, bạn nên giữ lại vỏ bưởi lại để làm thuốc trị đau dạ dày, đầy bụng, máu nhiễm mỡ...

Theo Zenlife, từ nhiều năm qua, vỏ bưởi được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền Phương Đông. Vị Thuốc này có vị đắng cay, tính không độc, thông lợi và trừ đờm táo thấp, hoạt huyết và giảm đau, trị tràng phong và tiêu phù thũng.


Các hoạt chất trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Riêng lớp vỏ xanh có tác dụng trừ phong, tiêu đờm, giảm đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu hoặc ho. 

Vỏ bưởi cũng có tác dụng làm đẹp tóc. Nhiều người bị hói, tóc thưa, rụng nhiều tóc thì người ta khắc phục tình trạng này bằng cách dùng tinh dầu vỏ bưởi hoặc nấu nước uống có tác dụng kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói hay rụng tóc. Sau một thời gian sử dụng, tóc sẽ dày và đẹp lên trông thấy. Phương pháp trị liệu này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp phụ nữ bị rụng tóc sau sinh.

Bài thuốc trị gan nhiễm mỡ từ vỏ bưởi như sau: Vỏ bưởi chín gọt bỏ lớp cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng thái nhỏ, phơi khô hoặc sao vàng. Mỗi lần dùng 50 g sắc kỹ lấy nước uống trong ngày. Trường hợp không có vỏ bưởi thì thay thế bằng vỏ cam, quýt với cách làm tương tự. 

Theo: vnexpress.net

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Bột sắn dây là một thực phẩm bổ mát, hay được dùng để pha thức uống hay chế biến món ăn. Nó cũng rất tốt cho mẹ bầu.

Sắn dây có khả năng đi vào thành ruột và trung hòa axit chống lại vi trùng, ngăn cản bệnh tiêu chảy, làm giảm tình trạng đau họng và đầy hơi trong ruột nếu như sắn dây được làm đặc thành dạng bột.

Lợi ích của bột sắn dây cho mẹ bầu bí còn là sự ngăn chặn hiện tượng co rút của các tế bào ruột, làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Bột sắn dây rất giàu plavonodit là một trong những hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn.

loi-ich-cua-bot-san-day-voi-me-bau

Những lưu ý khi sử dụng sắn dây cho mẹ bầu

Khi uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý: nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.

Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.

Theo: tintuc.vn

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Các chuyên gia khuyên rằng, khi còn trẻ chúng ta không nên lạm dụng tai nghe quá nhiều hoặc nghe với âm lượng lớn thường xuyên, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới thính giác.

Tuy nhiên, rất ít người quan tâm tới điều này, bởi chúng ta sẽ không nhìn thấy hậu quả ngay lập tức. Nhưng nếu duy trì một thời gian dài sẽ dẫn tới những bệnh nguy hiểm. Ví dụ như khi bạn ăn quá nhiều muối, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ huyết áp cao. Tiếp xúc quá nhiều với máy tính sẽ làm hại thị lực. Tương tự như vậy, khi chúng ta sống trong môi trường âm thanh không lành mạnh như tiếng ồn, mở nhạc lớn, đeo tai nghe thường xuyên... có thể làm mất khả năng nghe của con người. Dưới đây là những nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị điếc.

Dùng máy sấy

Máy sấy là vật dụng được dùng thường xuyên trong các gia đình. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra, nếu bạn bật máy sấy ở mức to nhất và sử dụng quá lâu sẽ làm giảm thính giác. Cách tốt nhất là sấy ở mức nhẹ với độ mát vừa phải, không nhất thiết phải sấy tóc khô hoàn toàn.


Tiếng ồn âm nhạc

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các sự kiện âm nhạc lớn cũng phải đối mặt với nguy cơ suy giảm thính giác. 

Ráy tai

Đảm bảo vệ sinh tai sạch sẽ là cách tốt nhất để không bị suy giảm thính giác. Nhiều người do tích tụ ráy tai quá lâu nên rơi vào tình trạng không nghe rõ.

Thuốc

Một số loại thuốc nhất định như kháng sinh, hoặc thuốc có sử dụng hóa chất nhất định cũng sẽ làm suy giảm thính giác. Bởi nó ảnh hưởng tới tế bào máu trong dây thần kinh thính giác.


Sốt cao

Sốt cao gây viêm ở một số bộ phận trên cơ thể, đôi khi là ở tai, điều này khiến bạn gặp vấn đề suy giảm thính giác nhẹ.

Giao thông

Nếu bạn đang phải sống ở một thành phố lớn với tiếng ồn áo khó chịu, thì đây chính là nguyên nhân gây suy giảm thính giác. Tiếng còi xe lưu thông trên đường gây áp lực cho hệ thần kinh và đôi tai nhạy cảm.

Theo: tintuc.vn

Có thể bạn quan tâm:

>>>>>  Tác hại của dài bao quy đầuhẹp bao quy đầu


Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Ung thư hậu môn là một dạng ung thư đường ruột ít được biết đến và ít người muốn nhắc tới nó. Có hơn 1000 công dân Anh bị mắc căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

>>>>>  Tìm hiểu dài bao quy đầuhẹp bao quy đầu


 
Các chuyên gia cho biết một trên năm người mắc bệnh không xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.

Phụ nữ có khả năng mắc căn bệnh này cao hơn nam giới. Và trong 10 năm qua, Hiệp hội nghiên cứu ung thư Anh cho biết số người mắc căn bệnh này đã tăng lên đáng kể. Các số liệu đã chỉ ra rằng các ca mắc ung thư hậu môn đã tăng 130% từ cuối những năm 1970.

Hậu môn là một phần của ruột, từ ruột thẳng chạy ra phía ngoài của cơ thể và đo khoảng 3cm.
Nguyên nhân của 9 trên 10 ca mắc căn bệnh này xuất phát từ việc bị nhiễm vi rút HPV, một loại vi rút gây ra ung thư cho các bộ phận sinh dục của người như cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và cả ung thư vòm miệng.


Tuy nhiên không phải virut HPV nào cũng gây bệnh. Các loại HPV khác nhau được xếp rủi ro từ thấp tới cao tùy theo tình trạng mà nó có thể gây ra.

HPV lây truyền qua việc da tiếp xúc da và người ta có thể bị nhiễm HPV do quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn hoặc qua đường miệng.

Do đó rủi ro cao bạn sẽ bị mắc bệnh nếu bạn có nhiều bạn tình, có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc cũng có thể là mắc HIV dương tính.

Các triệu chứng của bệnh đôi khi giống với triệu chứng của bệnh trĩ hoặc bệnh nứt hậu môn.
Năm dấu hiệu của bệnh bao gồm:

- Máu trong phân

Đây là triệu chứng phổ biến nhất với một nửa số bệnh nhân gặp phải.

- Khối u nhỏ

Có thể là mụn nhọt hoặc những khối u nhỏ xuất hiện xung quanh hậu môn hoặc xung quanh háng. Triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trĩ.

- Bệnh trĩ: Sự tăng đáng kể các búi trĩ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh này.

- Đau ở vùng hậu môn:

Theo một báo cáo dựa trên các ca bệnh ung thư đường ruột, đau ở vùng hậu môn ảnh hưởng tới 30% người bị mắc bệnh này. Người bệnh sẽ thấy bị sưng, đỏ da dai dẳng hoặc đau nhức quanh khu vực này.

- Tắc ruột:

Khó khăn khi đi vệ sinh và táo bón là hai dấu hiệu phổ biến của tình trạng này. Nếu bạn cảm thấy một sự thôi thúc liên tục phải “đi nặng” nhưng không thể đi được, có thể đi ra chất nhầy thì đó là một dấu hiệu cảnh báo. Hoặc nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát việc “đi nặng”, thường là bị tiêu chảy thì bạn cũng nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến gặp một bác sĩ đường ruột nếu có những triệu chứng của bệnh

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến gặp một bác sĩ đường ruột nếu có những triệu chứng của bệnh

Một nghiên cứu ung thư ở Anh cho hay cứ 3 người bệnh thì có 1 người có cảm giác có khối u nhỏ ở hậu môn. “Một số người sẽ cảm thấy ngứa nghiêm trọng trong khi một số khác bị chảy dịch nhầy từ hậu môn”.

Điều quan trọng nhất là khi gặp những dấu hiệu này, bạn cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ chuyên khoa ruột.

Những người sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có tiền sử ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo hoặc người già, suy giảm hệ thống miễn dịch và một số người từng được cấy ghép các cơ quan.

Theo: giadinh.net.vn

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Thông thường chúng ta không hay để ý tới những dấu hiệu nhỏ cho tới khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Rất nhiều người đã rơi vào tình trạng này vì không chú ý tới biểu hiện bên ngoài. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh suy thận. Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới chức năng thận, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, tình trạng mất nước, chế độ dinh dưỡng.

Mệt mỏi

Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải với công việc, khó tập trung tinh thần mặc dù đã nghỉ ngơi điều độ. Hãy đến bệnh viện và kiểm tra ngay lập tức. Thận đóng vai trò đào thải độc tố, và khi độc tố tích tụ lâu ngày dễ gây ra tình trạng mệt mỏi.


Ngứa ngáy

Khi lượng độc tố ngày càng tăng lên, điều này sẽ tác động đến da. Ban đầu có thể chỉ là những đốm đỏ nhỏ, sau đó sẽ lan rộng và phát ban.

Buồn nôn

Nếu bạn đang không trong giai đoạn mang thai mà vẫn cảm thấy buồn nôn, hãy cảnh giác với dấu hiệu này.Chức năng thận suy yếu là nguyên nhân chính khiến cơ thể không được thanh lọc thường xuyên, gây cảm giác nôn nao, khó chịu.

Đi tiểu nhiều lần

Đây được coi là dấu hiệu hàng đầu của chứng suy thận. Thận không làm việc hiệu quả khiến bạn liên tục cảm thấy buồn tiểu.

Máu trong nước tiểu

Thông thường, thận sẽ đóng vai trò lọc máu và các tạp chất qua đường nước tiểu. Khi bộ lọc không hoạt động, các tế bào máu có thể lẫn với nước tiểu ra bên ngoài. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn cần được kiểm tra sớm nhất có thể.

Mỏi mắt

Thận suy yếu khiến protein lẫn trong nước tiểu, điều này gây thiếu hụt protein trong cơ thể. Từ đó dẫn đến sưng mắt, mỏi mắt.

Nguồn: tintuc.vn

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Nhuộm tóc từ lâu đã không còn là “đặc quyền” chuyên để làm đẹp của giới trẻ nữa mà trở nên thông dụng, phổ biến trong mọi lứa tuổi.

Ngày càng có nhiều người sử dụng thuốc nhuộm tóc như một “công cụ” để làm đẹp, để “trẻ hoá” hay để thể hiện “đẳng cấp”, thế nhưng không phải ai trong số họ cũng biết hết được những tác hại khủng khiếp của thuốc nhuộm đối với sức khoẻ.

Lời khuyên của các BS của BV Da liễu Trung ương đối với người sử dụng thuốc nhuộm tóc là tác hại của nhuộm tóc đến mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy trước khi đi nhuộm, nên tìm hiểu chọn lựa, tham khảo ý kiến để chọn cho mình một loại thuốc nhuộm phù hợp và hạn chế tối đa ảnh hưởng của nhuộm tóc gây ra.

Trên thực tế, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với thuốc nhuộm tóc. Tỷ lệ bệnh nhân dị ứng thuốc nhuộm tóc rất cao, gấp nhiều lần so với tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm khác.

Thuốc nhuộm tóc thường gây mẫn cảm chéo nên nhiều người từng bị dị ứng với loại thuốc nhuộm này khi đổi sang loại khác vẫn bị. Đây là loại dị ứng muộn. Thường những lần đầu nhuộm tóc, dị ứng có thể xảy ra sau 1-2 hay 3 ngày. Những lần sau, dị ứng có thể đến nhanh hơn, sau vài giờ nhuộm.

thuoc-nhuom-toc-doc-hai-khung-khiep-den-muc-nao

Biểu hiện ban đầu của bệnh nhân thường là ngứa dữ dội, nổi mụn nước ở da đầu, chảy nước, đóng vảy, có thể rụng tóc. Không ít bệnh nhân bị lan ra cả vùng mặt, để lại sẹo thâm đen. Tình trạng có khi kéo dài hàng tháng hay tái đi tái lại nhiều lần. Một số ít có thể gặp biến chứng nhiễm trùng. Đặc biệt, bệnh nhân nam bị dị ứng thuốc nhuộm tóc nhiều hơn nữ.

Đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng cần thận trọng trước ý định nhuộm tóc. Trước khi nhuộm, nên bôi thử thuốc vào mặt trong cánh tay, theo dõi 1-2 ngày, nếu thấy mẩn ngứa thì không nên dùng.

1. Ảnh hưởng mắt và da đầu:

Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét và da đầu như bị kiến đốt khi dùng thuốc nhuộm liên tục nhiều lần.

2 Ảnh hưởng đến nội tiết:

Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.

3. Nhuộm tóc có thể gây ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy người nhuộm tóc nhiều có thể có nguy cơ mắc ung thư hạch, Đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết. Một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine(PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.

4. Ảnh hưởng tới thai nhi:

Phụ nữ nhuộm tóc trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc.

Bạn không nên nhuộm tóc trong các trường hợp sau:

- Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau.

- Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.

- Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.

- Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau uốn tóc.

- Khi pha thuốc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.

- Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da.

Nguồn: tintuc.vn

Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến