Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018


Kinh nguyệt sinh ra là để thực hiện nhiệm vụ giúp phụ nữ sinh sản. Khi quá trình rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ, một hoặc hai quả trứng sẽ được giải phóng ra khỏi buồng trứng, qua ống dẫn trứng, sẽ gặp tinh trùng và thụ thai.

Có thể bạn quan tâm:




Để có được quá trình đơn giản đó, cơ thể trải qua nhiều sự thay đổi trong việc sản xuất hormone progesterone. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ thai không xảy ra vào tháng đó, lượng progesterone sẽ giảm, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ sẽ được giải phóng, gây chảy máu kinh. Như vậy đã hoàn thành một chu kỳ.

Rụng trứng bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng này tới ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng sau. Tùy vào mỗi người, chu kỳ kinh có thể là 28 ngày, 30, 31 ngày.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại khoảng 14 ngày sau ngày trứng rụng. Như vậy, dựa theo cách này chúng ta cũng có thể tính được ngày rụng trứng để tránh thai hoặc ngày có kinh trở lại.

Máu kinh có màu nâu hoặc sẫm không có nghĩa bạn đang có vấn đề về sức khỏe

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, thậm chí từng giai đoạn mà màu máu kinh có thể thay đổi khác nhau. Nếu kinh nguyệt không phải màu đỏ như bình thường mà chuyển sang màu nâu và có kèm theo chất dịch nhày hoặc có mùi hôi. Máu kinh nguyệt chảy ra ngoài không nhiều và ứ đọng trong tử cung. Lúc này, bạn mới cần tới kiểm tra bác sỹ.

Không thấy kinh nguyệt xuất hiện là dấu hiệu mang thai?

Nguyên nhân chủ yếu khiến kinh nguyệt biến mất là việc mang thai. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất. Stress, thay đổi cân nặng đột ngột hoặc một số vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể là “thủ phạm”. Nếu lo lắng về điều này, hãy tới bác sỹ để kiểm tra.


Những triệu chứng khó chịu đi kèm ngày đèn đỏ là có thật, do thay đổi hormone

Thay đổi về tâm lý, mọc mụn, đau nửa đầu, tiêu chảy, kiệt sức hay bỗng nhiên trở nên vụng về, tất cả đều có thể là triệu chứng xuất hiện cùng với kinh nguyệt.

Tất nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những ngày "đèn đỏ". Nếu các dấu hiệu bất thường trên xuất hiện vào ngày khác trong tháng, thì bạn nên khám bác sỹ.

Kinh nguyệt xuất hiện hàng háng nhưng không đều

Trước tiên, nên hiểu việc chu kỳ kinh nguyệt “bình thường” như thế nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, sẽ là không bình thường nếu độ dài mỗi vòng kinh thay đổi theo từng tháng. Vậy nên, nếu bạn thấy có chu kỳ 23 ngày, nhưng chu kỳ khác lại kéo dài tới 30 ngày thì cần xem xét vấn đề về sức khỏe sinh sản.



Ngoài ra, việc chu kỳ kinh không đều không hẳn là vấn đề lớn, nhưng bạn không thể dự đoán được điều đó thì đây có thể là trở ngại cho việc sinh nở.

Bước sang độ tuổi ngoài 30, kinh nguyệt sẽ bắt đầu thay đổi

Độ tuổi trung bình mãn kinh vào khoảng 51, tuy nhiên thực tế cho thấy, kinh nguyệt phụ nữ đã có những biến chuyển kể từ khi cuối độ tuổi 30 hoặc đầu 40.

Nguồn: eva

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018


Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh là những chất được chiết xuất từ dịch nuôi các vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm sợi, xạ khuẩn… Nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Có thể bạn quan tâm:




Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Vì thế kháng sinh chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh do vi khuẩn gây nên.

Uống kháng sinh đúng liều lượng, không tự ý ngừng thuốc

Thuốc kháng sinh phải uống đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Nhiều trường hợp uống kháng sinh sau 2 – 3 ngày thấy đỡ liền dừng không uống nữa.

Đây là điều rất nguy hiểm bởi khi uống thuốc, vi khuẩn đang bị yếu dần đi, nhưng chưa chết hẳn, nếu lúc này ngừng uống thuốc thì khả năng vi khuẩn không bị tiêu diệt, sống lại và dần có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống.


Từ đó gây nên tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm, lần sau uống loại kháng sinh đó sẽ giảm tác dụng hoặc không có tác dụng nữa.

Bổ sung thêm nhiều nước khi sử dụng kháng sinh

Nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước trái cây tươi để giữ cơ thể đủ nước khi uống kháng sinh, nó sẽ giúp lọc thải những chất hóa học có hại khỏi cơ thể.

Dùng thuốc tránh thai vẫn có thể có thai nếu đang sử dụng kháng sinh

Hầu hết kháng sinh không gây rắc rối gì cho thuốc tránh thai nội tiết. Nhưng cũng có những ngoại lệ.

Rifampin (dùng điều trị viêm màng não) và Rifabutin (dùng điều trị lao) có thể làm giảm mức hoóc-môn tránh thai ngăn ngừa rụng trứng. Nếu được bác sĩ kê đơn một trong những thuốc này, hãy sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng như bao cao su, trong khi dùng kháng sinh, và trong ít nhất một tuần sau khi dùng liều cuối cùng.

Không uống rượu khi sử dụng thuốc kháng sinh

Tạm thời “kiêng” bia rượu trong khi uống kháng sinh là rất quan trọng vì nhiều lý do. Mặc dù rượu không làm giảm hiệu quả của hầu hết các kháng sinh, song nó có thể làm giảm năng lượng và làm chậm thời gian hồi phục.

Một số thuốc kháng sinh phổ biến nhất, bao gồm metronidazole (điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng âm đạo), tinidazole (điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn) và trimethoprim sulfamethoxazole (điều trị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng tai) không nên trộn với rượu vì có thể gây đau đầu, buồn nôn, nôn, và nhịp tim nhanh.

Bổ sung thêm men tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh diệt những vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có thể quét sạch những vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có thể khiến đường ruột gặp trục trặc và gây tiêu chảy.

Uống men tiêu hóa chứa các lợi khuẩn trong khi dùng kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Không phải thuốc kháng sinh nào cũng uống sau khi ăn

"Một số kháng sinh như augmentin cần được uống trong khi ăn để tránh cồn ruột, trong khi những loại khác, bao gồm penicillin (điều trị nhiễm khuẩn), lại cần uống khi đói để cải thiện hấp thu thuốc. Vì vậy, luôn kiểm tra hướng dẫn sử dụng trước khi uống kháng sinh trong khi ăn.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến