Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018


Kinh nguyệt sinh ra là để thực hiện nhiệm vụ giúp phụ nữ sinh sản. Khi quá trình rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ, một hoặc hai quả trứng sẽ được giải phóng ra khỏi buồng trứng, qua ống dẫn trứng, sẽ gặp tinh trùng và thụ thai.

Có thể bạn quan tâm:




Để có được quá trình đơn giản đó, cơ thể trải qua nhiều sự thay đổi trong việc sản xuất hormone progesterone. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ thai không xảy ra vào tháng đó, lượng progesterone sẽ giảm, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ sẽ được giải phóng, gây chảy máu kinh. Như vậy đã hoàn thành một chu kỳ.

Rụng trứng bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng này tới ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng sau. Tùy vào mỗi người, chu kỳ kinh có thể là 28 ngày, 30, 31 ngày.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại khoảng 14 ngày sau ngày trứng rụng. Như vậy, dựa theo cách này chúng ta cũng có thể tính được ngày rụng trứng để tránh thai hoặc ngày có kinh trở lại.

Máu kinh có màu nâu hoặc sẫm không có nghĩa bạn đang có vấn đề về sức khỏe

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, thậm chí từng giai đoạn mà màu máu kinh có thể thay đổi khác nhau. Nếu kinh nguyệt không phải màu đỏ như bình thường mà chuyển sang màu nâu và có kèm theo chất dịch nhày hoặc có mùi hôi. Máu kinh nguyệt chảy ra ngoài không nhiều và ứ đọng trong tử cung. Lúc này, bạn mới cần tới kiểm tra bác sỹ.

Không thấy kinh nguyệt xuất hiện là dấu hiệu mang thai?

Nguyên nhân chủ yếu khiến kinh nguyệt biến mất là việc mang thai. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất. Stress, thay đổi cân nặng đột ngột hoặc một số vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể là “thủ phạm”. Nếu lo lắng về điều này, hãy tới bác sỹ để kiểm tra.


Những triệu chứng khó chịu đi kèm ngày đèn đỏ là có thật, do thay đổi hormone

Thay đổi về tâm lý, mọc mụn, đau nửa đầu, tiêu chảy, kiệt sức hay bỗng nhiên trở nên vụng về, tất cả đều có thể là triệu chứng xuất hiện cùng với kinh nguyệt.

Tất nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những ngày "đèn đỏ". Nếu các dấu hiệu bất thường trên xuất hiện vào ngày khác trong tháng, thì bạn nên khám bác sỹ.

Kinh nguyệt xuất hiện hàng háng nhưng không đều

Trước tiên, nên hiểu việc chu kỳ kinh nguyệt “bình thường” như thế nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, sẽ là không bình thường nếu độ dài mỗi vòng kinh thay đổi theo từng tháng. Vậy nên, nếu bạn thấy có chu kỳ 23 ngày, nhưng chu kỳ khác lại kéo dài tới 30 ngày thì cần xem xét vấn đề về sức khỏe sinh sản.



Ngoài ra, việc chu kỳ kinh không đều không hẳn là vấn đề lớn, nhưng bạn không thể dự đoán được điều đó thì đây có thể là trở ngại cho việc sinh nở.

Bước sang độ tuổi ngoài 30, kinh nguyệt sẽ bắt đầu thay đổi

Độ tuổi trung bình mãn kinh vào khoảng 51, tuy nhiên thực tế cho thấy, kinh nguyệt phụ nữ đã có những biến chuyển kể từ khi cuối độ tuổi 30 hoặc đầu 40.

Nguồn: eva

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018


Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh là những chất được chiết xuất từ dịch nuôi các vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm sợi, xạ khuẩn… Nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Có thể bạn quan tâm:




Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Vì thế kháng sinh chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh do vi khuẩn gây nên.

Uống kháng sinh đúng liều lượng, không tự ý ngừng thuốc

Thuốc kháng sinh phải uống đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Nhiều trường hợp uống kháng sinh sau 2 – 3 ngày thấy đỡ liền dừng không uống nữa.

Đây là điều rất nguy hiểm bởi khi uống thuốc, vi khuẩn đang bị yếu dần đi, nhưng chưa chết hẳn, nếu lúc này ngừng uống thuốc thì khả năng vi khuẩn không bị tiêu diệt, sống lại và dần có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống.


Từ đó gây nên tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm, lần sau uống loại kháng sinh đó sẽ giảm tác dụng hoặc không có tác dụng nữa.

Bổ sung thêm nhiều nước khi sử dụng kháng sinh

Nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước trái cây tươi để giữ cơ thể đủ nước khi uống kháng sinh, nó sẽ giúp lọc thải những chất hóa học có hại khỏi cơ thể.

Dùng thuốc tránh thai vẫn có thể có thai nếu đang sử dụng kháng sinh

Hầu hết kháng sinh không gây rắc rối gì cho thuốc tránh thai nội tiết. Nhưng cũng có những ngoại lệ.

Rifampin (dùng điều trị viêm màng não) và Rifabutin (dùng điều trị lao) có thể làm giảm mức hoóc-môn tránh thai ngăn ngừa rụng trứng. Nếu được bác sĩ kê đơn một trong những thuốc này, hãy sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng như bao cao su, trong khi dùng kháng sinh, và trong ít nhất một tuần sau khi dùng liều cuối cùng.

Không uống rượu khi sử dụng thuốc kháng sinh

Tạm thời “kiêng” bia rượu trong khi uống kháng sinh là rất quan trọng vì nhiều lý do. Mặc dù rượu không làm giảm hiệu quả của hầu hết các kháng sinh, song nó có thể làm giảm năng lượng và làm chậm thời gian hồi phục.

Một số thuốc kháng sinh phổ biến nhất, bao gồm metronidazole (điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng âm đạo), tinidazole (điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn) và trimethoprim sulfamethoxazole (điều trị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng tai) không nên trộn với rượu vì có thể gây đau đầu, buồn nôn, nôn, và nhịp tim nhanh.

Bổ sung thêm men tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh diệt những vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có thể quét sạch những vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có thể khiến đường ruột gặp trục trặc và gây tiêu chảy.

Uống men tiêu hóa chứa các lợi khuẩn trong khi dùng kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Không phải thuốc kháng sinh nào cũng uống sau khi ăn

"Một số kháng sinh như augmentin cần được uống trong khi ăn để tránh cồn ruột, trong khi những loại khác, bao gồm penicillin (điều trị nhiễm khuẩn), lại cần uống khi đói để cải thiện hấp thu thuốc. Vì vậy, luôn kiểm tra hướng dẫn sử dụng trước khi uống kháng sinh trong khi ăn.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Sau khi quan hệ tình dục và rút bao cao su ra khỏi dương vật, anh Nguyễn Văn H. (25 tuổi, Hoàng Mai) hoảng sợ khi phát hiện mình có triệu chứng xuất tinh ra máu. Đầu dương vật rỉ ra ít máu, tinh dịch chứa trong túi bao cao su có màu đỏ hồng...

Có thể bạn quan tâm:




Chia sẻ với bác sỹ tư vấn đường dây nóng 02437.152.152 của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, anh Nguyễn Văn H. cho biết việc mình có triệu chứng xuất tinh ra máu đây không phải là lần đầu tiên xảy ra với anh. Nhằm tránh ảnh hưởng đến cảm xúc của vợ và khiến vợ hoang mang nên anh giấu chuyện xuất tinh ra máu khi quan hệ tình dục với vợ. Anh H. muốn được bác sỹ cho biết nguyên nhân gây triệu chứng xuất tinh ra máu và biện pháp xử lý thích hợp trong trường hợp của anh. 

Theo bác sỹ Đặng Tuấn Trình, một chuyên gia về nam khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, sau khi xuất tinh thì tinh dịch bình thường của nam giới sẽ có màu trắng ngà. Có thể hơi vàng nếu nam giới lâu không xuất tinh. Trong trường hợp của anh Nguyễn Văn H, đầu dương vật rỉ ra máu, tinh dịch màu đỏ hồng là triệu chứng không thể ra thường. 

Trên thực tế, triệu chứng xuất tinh ra máu có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm nam khoa. Nếu nam giới xuất tinh ra máu, như trường hợp của anh H, có kèm thêm các triệu chứng như đau bụng, đau khi xuất tinh, thường xuyên buồn tiểu, tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau, sốt cao không rõ nguyên nhân,... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sỹ kiểm tra. 

tai-sao-co-trieu-chung-xuat-tinh-ra-mau

Bác sỹ Đặng Tuấn Trình cho biết các nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng xuất tinh ra máu bao gồm: 

Hoạt động tình dục quá thô bạo: Tinh dịch có thể bị lẫn máu từ ngoài vào do người nam thực hiện các tư thế khó với cường độ thâm nhập quá thô bạo gây rách dây hãm quy đầu hoặc rạn da quy đầu. 

Cơ quan sinh dục và sinh sản bị viêm nhiễm: Xuất tinh ra máu có thể do bộ phận sinh dục và sinh sản bị viêm nhiễm như viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch thừng tinh bị đứt do giãn ra và mở rộng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn đến xuất tinh ra máu. 

Ung thư: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn,... có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng xuất tinh ra máu. 

Bác sỹ Đặng Tuấn Trình cảnh báo, trong thời gian điều trị triệu chứng xuất tinh ra máu tại cơ sở y tế, bệnh nhân không được quan hệ tình dục hoặc tự ý xuất tinh ra bằng cách thủ dâm để kiểm tra. Điều này có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương mạch máu, khiến bệnh dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa mà khá nhiều chị em phụ nữ mắc phải hiện nay nghiệm trọng có thể gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Nắm được những kiến thức về loại bệnh này là điều cực kỳ cần thiết giúp chị em phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là bệnh trở nên ngày càng phổ biến. Do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, PCOS thường kết quả của tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết và chu kì kinh nguyệt, vì vậy, có thể còn nhiều vấn đề liên quan đến PCOS mà bạn chưa từng được nghe nói đến. 

Dưới đây là 8 điều có thể bạn chưa biết về PCOS. 

Chế độ ăn uống và tập thể dục là rất quan trọng với người bị PCOS 

Ngoài thường xuyên dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục đóng một vai trò quan trọng để việc điều trị PCOS có hiệu quả. Thực phẩm và các loại thảo mộc như tỏi, gừng và húng quế giàu protein có thể giúp bạn duy trì mức insulin của bạn. Mỗi ngày bạn nên tạo cho mình thói quen đi bộ 30 phút và duy trì thói quen đó để có một lối sống lành mạnh. 

nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-buong-da-nang

PCOS có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ của bạn 

Các nhà khoa học chỉ ra rằng do mất cân bằng nội tiết tố có liên quan đến PCOS nên sự phát triển của sữa trong vú bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị PCOS vẫn có thể cho con bú mà không gặp bất kỳ rắc rối nào. Vì vậy, khi bạn thụ thai, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được kiểm tra ngực và có cách thức khắc phục tình trạng không có sữa hoặc ít sữa sau khi sinh. 

Giảm cân có thể có tác động tích cực đến hội chứng buồng trứng đa nang 

PCOS ngăn chặn cơ thể của bạn trong việc chế biến đường một cách nhanh chóng. Kết quả là bạn sẽ dễ tăng cân kết hợp với cholesterol và các vấn đề về huyết áp. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em cần kiểm soát cân nặng và giảm cân để đối phó với PCOS. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mất đi ngay cả 5% trọng lượng khi bạn thừa cân cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng PCOS. 

Kiểm tra một lần là không đủ 

PCOS là bệnh phổ biến ở nhiều phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, chính xác. Theo nhiều nhà khoa học cho thấy, bệnh có thể do yếu tố gen di truyền nhưng không có nghĩa là vì vậy mà nó được chẩn đoán rõ ràng. Do đó, một lần kiểm tra sẽ không đủ để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh.
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của PCOS như kinh nguyệt không đều, xuất hiện nhiều lông ở mặt... thì nên đi kiểm tra đều đặn. 

PCOS có thể dẫn đến bệnh tiểu đường 

Một trong những triệu chứng của PCOS là kháng insulin. Điều này làm thay đổi cách xử lý đường của cơ thể. Hệ quả kéo theo sau tình trạng này là tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến có lượng đường cao nếu được chẩn đoán bị hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS. 

PCOS có thể gây trầm cảm 

Nhiều phụ nữ không nhận thức được rằng trầm cảm cũng là một triệu chứng buồng trứng đa nang. Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn trong giấc ngủ, ăn uống và thư giãn, hoặc bạn cảm thấy buồn, chán nản... hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn sức khỏe ngay lập tức. Đây hoàn toàn có thể là những dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm do PCOS gây ra. 

Nếu không điều trị y tế, hội chứng buồng trứng đa nang có thể trầm trọng hơn 

Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng của rối loạn và nghi mình có nhiều khả năng bị PCOS, bạn cần đi khám và để được điều trị ngay. Mặc dù đây là bệnh phổ biến và không đe dọa nhiều đến tính mạng nhưng nó hoàn toàn có thể cản trở bạn trong chuyện con cái. Hơn nữa, bệnh này có thể tái phát liên tục nếu không được điều trị triệt để và cẩn thận. 

Bạn vẫn có thể thụ thai khi bị hội chứng buồng trứng đa nang 

Nhiều phụ nữ lo lắng về việc họ không thể thụ thai sau khi bị chẩn đoán PCOS. Thực tế, khoa học y tế đã chỉ ra rằng phụ nữ bị PCOS có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai, nhưng không có nghĩa là không thể. Trong thực tế, bạn thậm chí có thể có con theo cách tự nhiên, chỉ là tỉ lệ thành công không cao. Chính vì vậy, bạn nên điều trị khỏi bệnh là tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm:




Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Sảy thai là điều không mong muốn đối với những chị em phụ nữ đang mong mỏi được làm mẹ. Chu kỳ kinh nguyệt sau khi sảy thai là điều mà chị em cực kỳ quan tâm để chuẩn bị cho lần thụ thai tiếp theo. Kinh nguyệt bất thường sau khi sảy thai có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở chị em.

Sảy thai là một trong những điều đau đớn và tồi tệ nhất có thể xảy ra trong cuộc đời người phụ nữ. Sau một lần sảy thai, cả thể chất và tinh thần của người mẹ đều xuống dốc trầm trọng. Theo các chuyên gia, sau khi phải trải qua những cơn đau khủng khiếp vì sảy thai, cơ thể phụ nữ có thể xuất hiện những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đặc biệt, chu kỳ kinh nguyệt sau khi thai hỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Vì vậy, bạn nên biết 5 sự thật về chu kỳ kinh nguyệt sau khi sảy thai dưới đây.

Chu kỳ sẽ không bắt đầu ngay sau khi sảy

Nếu đã gần 1 tháng sau khi sảy thai mà bạn vẫn chưa thấy chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện thì cũng không cần lo lắng. Các chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng bình thường, không có gì đáng báo động.

chu-ky-kinh-nguyet-sau-say-thai-co-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san

Đừng nhầm lẫn đau bụng đến kỳ với sảy thai lần tiếp 

Theo các bác sĩ, sau khi sảy thai lần đầu tiên, tỉ lệ sảy thai lần tiếp theo lên đến 70%. Trong khi đó, nhiều phụ nữ thường nhầm lẫn hiện tượng đau do sảy thai với đau bụng do "đến ngày". Vì vậy, nếu cảm thấy đau bụng dữ dội hơn so với các kỳ kinh nguyệt trước đây, bạn nên đi kiểm tra ngay để đề phòng trường hợp sảy thai tiếp. 

Ra máu quá nhiều, bạn nên gặp bác sĩ

Nếu vẫn tiếp tục ra máu 2 tuần sau khi hỏng thai, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra. Khi bạn vẫn ra máu nhiều thì đó có thể không chỉ là do chu kỳ kinh nguyệt quay lại mà do một vài mô của thai còn sót lại trong cơ thể. 

Chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều 

Sau khi sảy thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể sẽ không đều trong thời gian đầu do sự mất cân bằng hormone. Thực chất thì cơ thể bạn đang tự chữa lành những vết thương do chuyện mất con gây ra. Khi hormone trở lại bình thường thì chu kỳ của bạn sẽ đều như trước.
Hai chu kỳ kinh nguyệt trong một tháng 

Trong một số trường hợp, phụ nữ sau khi sảy thai có thể "đến ngày" hai lần trong cùng một tháng. Theo các bác sĩ giải thích, hiện tượng này là do nhau thai đang được giải phóng khỏi tử cung, thường xuất hiện trong lần đầu tiên bạn bị sảy. 

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Cách chữa viêm âm đạo an toàn và hiệu quả

>>>>> khám phụ khoa ở đâu tốt nhất tại Hà Nội

>>>>> 6 tác hại nguy hiểm khi không làm "chuyện ấy"

>>>>> Dấu hiệu cần kiểm tra vùng kín ngay lập tức

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Hay quên tưởng là chuyện “cười ra nước mắt” nhưng thực tế, đây lại là một trong những dấu hiệu bệnh trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần.

Có thể bạn quan tâm:



 
Rất nhiều phụ nữ sau sinh thường “quên quên, nhớ nhớ”. Nhiều chị em kể về tình huống đi chợ mua hàng quên không lấy tiền trả lại, để đồ đạc ở đâu không nhớ, cắm cơm không bật nút, quên cho gia vị vào món ăn hay thậm chí, có người đang cầm đồ trong tay mà cứ đi tìm khắp nhà.

Phụ nữ sau khi sinh con bị đãng trí là do trong quá trình chuyển dạ, sinh nở mất quá nhiều máu. Phụ nữ thiếu máu thường mệt mỏi, máu không tuần hoàn lên não nên bị đãng trí.
Ngoài ra, trong thai kỳ, có sự gia tăng hormone estrogen, ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của người phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí.

vi-sao-phu-nu-sau-sinh-thuong-mac-chung-nao-ca-vang

Bên cạnh đó, xét về mặt tâm lý, phụ nữ sau sinh thường không ổn định, luôn lo lắng, căng thẳng, không tập trung. Từ những yếu tố này khiến đầu óc của chị em sau sinh hay bị lỡ đãng.
Chuyên gia về lĩnh vực điều trị tâm lý, tâm thần cho biết, thời gian để phụ nữ sau sinh lấy lại được trạng thái cân bằng hormone là khoảng nửa năm cho đến 1 năm. Lúc này, hiện tượng suy giảm trí nhớ chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi trong khoảng 2 năm.

Tuy vậy, nếu phụ nữ sau sinh mắc chứng hay quên với tần suất dày đặc thì phải đi khám, dùng thuốc tăng cường tuần hoàn não. Ngoài ra, người bệnh phải điều trị về tâm lý để nhận thức rằng, mình đang bị bệnh.

Nếu phát hiện "nhớ nhớ quên quên" thường xuyên mà không điều trị lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm, có thể làm hại bản thân và người xung quanh.

Để tâm lý thoải mái, giảm bớt tình trạng "não cá vàng", phụ nữ sau sinh cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng ngoài trời hàng ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng. Chị em cũng nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, đặc biệt nên giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, nói chuyện nhiều chứ không nên tự cô lập bản thân.

Nguồn: eva.vn

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Mùa hè oi nóng là thời điểm đầy khó khăn và thách thức đối với những người bị đổ mồ hôi chân tay. Lòng bàn tay trơn ướt cả ngày do tiết nhiều mồ hôi không chỉ gây cản trở đến công việc mà còn khiến tâm lý bạn trở nên e ngại khi tiếp xúc với bạn bè và đồng nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> địa chỉ nên đi khám phụ khoa uy tín và hiệu quả


 
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này mà không có bất kì tác dụng phụ nào bạn nên tham khảo nhé!

Bột baking soda 

Baking Soda có tính chất kiềm và nó đã được chứng minh là một liệu pháp hiệu quả giúp điều trị chứng đổ mồ hôi bàn tay và bàn chân. Nên pha 2-3 thìa cà phê baking soda vào nước ấm ngâm tay và chân trong khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày. Sau đó tiếp tục xát bột soda vào lòng bàn tay và chân trong nước, rồi nhấc lên để khô.

tuyet-chieu-tri-mo-hoi-chan-tay

Nước hoa hồng

Mua nước hoa hồng nguyên chất hoặc nước hoa hồng tự chế bằng cách đun sôi cánh hoa hồng trong nước cho đến khi cạn còn lượng vừa đủ dùng. Sau đó dùng bông gòn thấm nước hoa hồng lên lòng bàn tay và bàn chân. Nước hoa hồng có tác dụng làm mát da và ngăn ngừa hiệu quả chứng đổ mồ hôi chân tay.

Nước lạnh

Ngâm bàn tay và bàn chân ra mồ hôi trong nước lạnh khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày sẽ giúp ức chế đáng kể lượng mồ hôi tiết ra ở lòng bàn tay và bàn chân mang lại sự khô thoáng cả ngày.

Bột ngô/phấn rôm

Cả bột ngôvà phấn rôm đều có tác dụng làm khô da. Chỉ cần phủ bột ngô hay phấn rôm lên lòng bàn tay và bàn chân mỗi ngày 2-3 lần sẽ có tác dụng tức thì. Nên sử dụng bột phấn không thơm vì nó tốt hơn, tự nhiên hơn và an toàn hơn cho việc sử dụng hàng ngày.

Chanh

Chanh có thể được dùng để kiểm soát vấn đề ra mồ hôi bàn tay và bàn chân. Lấy vỏ chanh và vỏ cam phơi hoặc sấy khô và sau đó xay thành bột bôi lên lòng bàn tay và chân hàng ngày. Nên bảo quản bột vỏ chanh trong hộp kín.

Túi trà

Bạn có thể sử dụng túi trà đen cầm trong tay vài phút mỗi ngày, nó có tác dụng ức chế tiết mồ hôi làm tay bạn luôn khô thoáng giúp kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra. Ngoài ra, nên pha 3 đến 4 túi trà đen trong nước nóng và ngâm bàn tay và bàn chân 30 phút mỗi ngày.

Giấm táo

Thoa một lượng giấm táo vừa đủ vào lòng bàn tay và bàn chân sau đó để khô. Khoảng 10 đến 15 phút sau rửa sạch với nước, giấm táo giúp làm se khít lỗ chân lông và có tác dụng làm giảm tiết mồ hôi. Đối với những người bị đổ mồ hôi chân tay nên bôi nước giấm táo ít nhất 1 lần/ngày.

Nguồn: eva.vn

Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến