Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Trẻ con thường hay hiếu động với thế giới xung quanh và dễ bị tổn thương nếu như các bậc phụ huynh không chú ý. Dưới đây là những tai nạn dễ gặp ở trẻ mà mẹ nào cũng cần cảnh giác.

Bỏng

Da của trẻ hết sức nhạy cảm, khi bị bỏng nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời rất dễ gây tổn thương nghiêm trọng. Trẻ có thể bị bỏng nhiệt, bỏng điện, bỏng lửa, thậm chí từ những nồi hơi khi bố mẹ không để ý.


Khi trẻ bị bỏng, người lớn có thể sơ cứu bằng cách ngâm nước mát để làm dịu nhiệt độ, sau đó bôi thuốc trị bỏng. Trong trường hợp nghiêm trọng, cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương.

Điện giật

Điện giật cũng là một trong những tai nạn khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy nên, trong các gia đình nếu có trẻ con nên làm hệ thống điện cẩn thận hơn, tránh đặt những ổ điện ở nơi bé có thể với tới. Bạn có thể phòng tránh tai nạn này bằng cách rút ngay các thiết bị điện nếu không còn sử dụng, đặc biệt là những đồ thường ngày như nồi cơm điện, sạc điện thoại, ấm đun nước...

Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong nhà, tránh trường hợp hở điện và các rủi ro khác có thể xảy ra.


Trong trường hợp có ổ điện thấp và không sử dụng đến, dùng băng dính bịt kín để tránh trẻ chạm vào. Các mẹ cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về phương pháp sơ cứu khi trẻ bị điện giật, nếu trong trường hợp khẩn cấp, cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Gãy xương, bong gân

Trẻ hay leo trèo và chạy nhảy nên tai nạn này có thể thường xuyên xảy ra nếu bố mẹ không chú ý. Cơ thể trẻ rất nhạy cảm, chỉ cần một cú ngã nhẹ cũng dễ khiến da bị bầm tím và tổn thương. Để hạn chế rủi ro này, các bậc phụ huynh nên tránh để nhà cửa lộn xộn, hãy sắp xếp gọn gàng để bé có không gian rộng rãi khi chơi đùa. Nếu cho bé tới những điểm vui chơi công cộng, hãy đảm bảo bé không tiếp xúc với những đồ chơi nguy hiểm với độ tuổi.

Ngộ độc

Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với đồ ăn, ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý, bởi nếu không đúng cách, trẻ có thể bị sặc, ngạt nước dẫn đến ngừng thở. Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay, không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để tống thức ăn ra ngoài. Gây nôn nhanh trong vòng một - hai phút. Nếu trẻ không nôn phải ngưng ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để rửa dạ dày.

Mắc dị vật

Trẻ con thường hiếu động và hay cho những đồ vật có kích thước nhỏ vào miệng, mũi, tai... Đây là tai nạn hết sức nguy hiểm nếu bố mẹ không cẩn thận. Để phòng ngừa rủi ro này, phụ huynh nên tránh để đồ đạc bừa bãi, đặc biệt là những vật nhỏ như cúc áo, pin tiểu, đá sỏi. Nhà cửa nên được quét dọn thường xuyên để đảm bảo không có sự cố đáng tiếc xảy ra. 

Nguồn: tintuc.vn

Bài viết liên quan khác:



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến