Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Hầu hết phụ nữ hiếm khi để ý đến màu sắc kinh nguyệt. Theo các chuyên gia, màu kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe. Thông thường, mỗi tháng phụ nữ sẽ trải qua chu kỳ này một lần. Theo độ tuổi trung bình, con gái bắt đầu từ tuổi 12 và có thể mãn kinh vào khoảng 45, 50 tuổi.

Màu hồng nhạt

Nếu kinh nguyệt có màu hồng nhạt tức là nồng độ estrogen đang ở mức thấp. Estrogen thấp gây mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng, thậm chí gây loãng xương.

Màu đỏ và loãng


Nếu kinh nguyệt ra màu đỏ và loãng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn dinh dưỡng, nên lượng máu ra sẽ không nhiều như bình thường.

Ra nhiều và có cục máu đông

Đây là dấu hiệu cho thấy nồng độ progesterone thấp và estrogen cao. Sự mất cân bằng này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu để tình trạng này quá lâu sẽ dẫn đến sự phát triển u xơ tử cung.

Màu đỏ xám

Nếu kinh nguyệt có màu đỏ xám, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra xem mình có mắc bệnh tình dục hoặc bị nhiễm trùng hay không. Những bệnh liên quan tới vùng kín sẽ khiến kinh nguyệt có màu đỏ xám kèm theo mùi hôi khó chịu.


Màu đỏ việt quất

Đây là màu sắc tươi sáng và chứng tỏ bạn đang có một sức khỏe tốt. Kinh nguyệt có màu đỏ việt quất và ra đều đặn cho thấy sự cân bằng nội tiết tố cũng như vùng kín khỏe mạnh.

Nguồn: tintuc.vn

Bài viết liên quan:



Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Trong số những vật dụng trong nhà có khá nhiều vật dụng có thể gây nguy hại cho bé chính bởi vậy việc lựa chọn đồ phù hợp cho bé chơi là một trong những yêu cầu mật thiết cho các bậc cha mẹ. 

Dưới đây sẽ là một số vật dụng ba mẹ nên tránh và không nên cho bé tiếp xúc nhiều đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ khi cho bé tiếp xúc để không gây nguy hại cho bé

>>> Cách tăng cường sức đề kháng cho bé với sữa bò non hiệu quả nhất

Không nên cho bé sử dụng điện thoại di động quá nhiều


Không nên cho bé sử dụng điện thoại di động quá nhiều

Không nên cho bé sử dụng điện thoại di động quá nhiều

Việc cho bé tiếp xúc quá nhiều với điện thoại di động sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ tới sự phát triển não bộ của trẻ, chưa kể tới việc bé cầm điện thoại những vi khuẩn trên bề mặt sẽ làm ảnh hưởng tới bé khi thói quen thường xuyên của bé là cho đồ vật vào miệng.

Không nên cho bé đùa nghịch với đồng xu

Không nên cho bé đùa nghịch với đồng xu

Không nên cho bé đùa nghịch với đồng xu

Tuy không còn được sử dụng nhiều và thông dụng nhưng đồng xu vẫn còn tồn tại và đây cũng là một trong những sát thủ gây nguy hại cho bé đặc biệt nếu chẳng may bé nuốt phải vật dụng này sẽ cực kì nguy hiểm. Đặc biệt với thói quen và sở thích của mình bé sẽ không ngần ngại việc đưa loại đồ vật này vào miệng mình đâu nhé!

Không nên cho bé sử dụng bút chì màu

Không nên cho bé sử dụng bút chì màu

Không nên cho bé sử dụng bút chì màu

Bút chì màu là một trong những vật dụng thường gặp trong các gia đình và đây cũng là một trong những kẻ thù gây nguy hại cho trẻ, bởi bút chì thường sắc nhọn , đồng thời có chứa những chất không tốt cho sức khỏe của trẻ sẽ rất dễ gây tổn thương cho bé đặc biệt khi bé ngậm vào miệng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Trên đây là 3 gợi về những vật dụng nguy hiểm trong gia đình mà mẹ nên tránh không nên cho bé tiếp xúc nhé!

Xem thêm 
>>> Những điều nhất định phải biết về sữa đậu nành
>>> 7 dấu hiệu dễ thấy cảnh báo có thể bạn sẽ chết sớm

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Đậu nành là lựa chọn hàng đầu với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho những người thích ăn chay. Trong đậu nành chứa các axitamin có lợi cho sức khỏe con người, bên cạnh đó là nguồn khoáng chất, vitamin dồi dào. Hãy đọc bài viết dưới đây để thấy được công dụng của thức uống này.

Ổn định cholesterol

Các nhà khoa học đã chứng minh tiêu thụ đậu nành thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị đông máu do trong đậu nành có chứa isoflavone. Từ đó giúp hạn chế nhồi máu cơ tim và đột quỵ, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh. Đậu nành cũng ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Loãng xương

Đây được coi là một trong những thực phẩm hàng đầu hỗ trợ cải thiện và duy trì ổn định khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Canxi là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương.

Giảm triệu chứng mãn kinh

Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh nên uống sữa đậu nành. Các chuyên gia chỉ ra, isoflavone trong đậu nành sẽ điều chỉnh nồng độ estrogen, từ đó giúp phụ nữ giảm bớt các triệu chứn khó chịu trong giai đoạn này.

Tuyến giáp

Những người bị suy giáp đặc biệt không nên sử dụng đậu nành, đậu nành sẽ gây hại cho những bệnh nhân đang gặp vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Bạn chỉ được phép sử dụng sữa đậu nành nếu có sự đồng ý của bác sĩ và dùng một lượng vừa đủ.
 
Ung thư vú

Nhiều nguồn tin cho rằng, sữa đậu nành có thể làm tăng sự lây lan của ung thư vú, nhưng điều này hoàn toàn không có cơ sở. Nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu nành không tác động đến sự lây lan của ung thư vú. Tiêu thụ đậu nành với một lượng vừa đủ là tốt cho sức khỏe.

Nguồn: tintuc.vn

Bài viết liên quan:



Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017


Từ trong sâu thẳm, ai cũng muốn sống lâu, sống thọ. Nhưng thực sự bạn sống được đến bao nhiêu tuổi? Không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này nhưng có vài dấu hiệu có thể giúp bạn "định hình" tuổi thọ của mình rõ nét hơn.

1. Người thân qua đời sớm

Có người thân qua đời sớm là một chuyện buồn với gia đình bạn nhưng không thể phủ nhận gen di truyền cũng có vai trò trong việc bạn sống thọ hay không. Nhưng nó quan trọng đến mức nào?
"Trong những cuộc nghiên cứu về gen di truyền, đặc biệt là ở các cặp anh em sinh đôi nhưng có lối sống hoàn toàn khác nhau, chúng tôi biết rằng gen đóng góp 25% trong tổng số tuổi thọ của con người", tiến sĩ Sharad P. Paul, tác giả cuốn sách "Hiểu về gen để có sức khỏe tốt hơn" cho biết.

Dĩ nhiên, 75% còn lại kiểm soát tuổi đời của con người không liên quan đến ADN. Nhiều chuyên gia tin rằng bạn có sức mạnh để thay đổi gen, dù đó theo chiều hướng tốt hoặc xấu hơn.

2. Không coi trọng công việc

Những người nghiện công việc sẽ dễ bị căng thẳng nhưng nếu không làm việc chăm chỉ hoặc không coi trọng công việc, bạn còn gặp nhiều nguy hiểm hơn.

Các nhà nghiên cứu của Dự án tuổi thọ thuộc Trường Đại học California (Mỹ) phát hiện những người tận tâm với công việc và làm việc suốt cuộc đời thường sống lâu hơn những người chỉ ngồi đếm ngày để nghỉ hưu.

3. Ngồi cả ngày

Ngồi làm việc trong văn phòng hay dán mắt vào màn hình tivi đều thật sự không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Một nghiên cứu mới được đăng trên tờ tạp chí American Journal of Epidemiology cho biết những phụ nữ lớn tuổi ngồi 10 giờ hoặc hơn/ngày sẽ làm ngắn một đoạn ADN được gọi là telomere.

Telomere có tác dụng bảo vệ đoạn cuối của nhiễm sắc thể, đoạn này thường thoái hóa ngắn dần cho tới khi không thể ngắn hơn được nữa và khiến cho tế bào bị chết.

4. Đi chậm

Không thể đi nhanh bằng đồng nghiệp nếu như bạn không bị đau mắt cá chân, hãy cẩn thận.
"Đi chậm, không có khả năng thực hiện các bài tập nhanh liên quan chặt chẽ với nguy cơ khuyết tật và tử vong", tiến sĩ Paul cho biết.

Dáng đi chậm có thể chỉ ra rằng tim, phổi, hệ tuần hoàn và hệ thống cơ xương không "đúng chuẩn". Bạn hãy tập thể dục thường xuyên hơn và điều trị những bệnh đang mắc phải để giúp bạn đi nhanh hơn.

5. Khó khăn trong việc nâng đồ nặng

Bạn không thể cúi gập người để nâng một món đồ có thể đặt bạn vào nguy cơ tử vong sớm do nhiều lí do: Chân yếu và nguy cơ bị ngã và chấn thương khác có thể đe dọa tính mạng.

Melina Jampolis, một chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của cuốn The Calendar Diet (Mỹ) cho biết hệ thống cơ thấp nghĩa là bạn có quá nhiều chất béo, đặc biệt là ở vùng bụng.

Người có cân nặng bình thường nhưng vùng bụng tích nhiều mỡ thừa có thể có tuổi thọ ngắn hơn so với người béo phì, một nghiên cứu của Mỹ theo dõi dữ liệu của hơn 15.000 người từ năm 1988 đến 1994, kéo dài tới 2006 cho biết.

6. Ăn uống không lành mạnh


Thực phẩm chế biến sẵn rất phổ biến trong cuộc sống bận rộn hiện nay nhưng nó lại khiến bạn dễ bị béo phì, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư.

Những người ăn uống lành mạnh, những người vốn có điểm số cao trong Chỉ số ăn uống lành mạnh luân phiên (AHEI) đối mặt với nguy cơ chết sớm từ các nguyên nhân trên thấp hơn 25%.
Để nhận được điểm cao trong bài kiểm tra Chỉ số nà, bạn phải đánh đổi thức ăn nhanh và các sản phẩm đóng gói sẵn để chỉ tiêu thụ các sản phẩm ngũ cốc, các loại hạt, đậu và cá béo. Hạn chế uống rượu cũng là điều tốt.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế dung nạp các loại đồ uống chứa đường, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, chất béo trans và muối.

7. Hút thuốc

Có lẽ tại thời điểm này, chúng ta đều nhận thức được tác hại của thuốc lá với sức khỏe con người, từ đó có thể suy đoán được tuổi thọ của người hút thuốc.

Người nghiện thuốc có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút, phân nửa chết trong tuổi trung niên hoặc mất đi khoảng 20 năm tuổi thọ.

Người hút thuốc lá không chỉ tự rước bệnh vào người mà còn làm hại cả người xung quanh khi 2/3 số khói sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút.

Thuốc lá là căn nguyên của 25 bệnh khác nhau, trong đó có trên 10 bệnh ung thư.

Nguồn: tintuc.vn

Xem thêm trang tin chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Mẹ mắc lỗi này khiến thai nhi kém phát triển, vì thế cần biết và phòng tránh kịp thời, giúp thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ bầu nhịn ăn khiến thai nhi kém phát triển

Một số mẹ bầu có thời kỳ ốm nghén khủng khiếp đã quyết định nhịn ăn để phản đối các cơn ói. Thế nhưng điều này sẽ khiến mẹ mệt mỏi, thiếu chất và thai nhi phát triển bất thường. Lời khuyên là mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ tiếp nhận và nên uống sữa bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.


Mẹ mắc lỗi này khiến thai nhi kém phát triển

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều so với mức cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ được tích trữ trong cơ thể mẹ dưới dạng mỡ và gây béo phì. Ăn quá nhiều không phải là cách khiến trẻ phát triển tốt hơn. Trẻ cũng sẽ béo lên giống như mẹ và đẩy mẹ và tình thế khó khăn khi sinh nở. Do đó, ăn uống hợp lý luôn là điều mẹ bầu nên làm.

Ăn nhiều đường ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Lượng đường trong máu mẹ bầu cao có thể gây ra các tình trạng như béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Ngoài ra, mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh và nhiễm khuẩn. Vì vậy, ăn nhiều đường trong thai kỳ là một cách ăn uống không tốt. Mẹ bầu nên để ý.

Bổ sung thừa canxi

Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu tăng từ 800mg trong ba tháng đầu đến 1.200 mg trong ba tháng cuối thai kỳ. Lượng canxi này cần được bổ sung đầy đủ để xây dựng hệ xương cho trẻ, tránh loãng xương ở mẹ bầu. Tuy nhiên, việc cung cấp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cũng khiến trẻ đối mặt với các bệnh như: trẻ sinh ra sớm đóng thóp, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ…

Ăn quá nhiều chất béo

Với một số bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… dù không trực tiếp bị gây ra bởi chất béo nhưng chất béo là một tác động khiến cơ thể mắc các chứng bệnh này vì chúng kích thích tổng hợp prolactin là nguyên nhân trực tiếp gây nên các chứng bệnh ung thư trên.
Theo nhiều nhà khoa học, ung thư các cơ quan có liên quan đến đường sinh sản này có tính chất di truyền từ mẹ sang con. Do đó, mẹ tránh ăn nhiều chất béo trong thai kỳ cũng là một cách để phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.

Nguồn: tintuc.vn

Bài viết khác liên quan:

>>>>>  tìm hiểu sùi mào gàbiểu hiện bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai


Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Nhờ những triệu chứng sớm của thai kỳ dưới đây mà chẳng cần đến que thử hay dụng cụ kiểm tra nào, bạn vẫn có thể biết liệu có sinh linh bé nhỏ nào đang ở trong bụng mình chưa.

1. Cảm thấy buồn nôn

Việc mang thai sẽ khiến cho hormone hCG trong cơ thể bạn tăng lên rất nhanh, dẫn đến chứng buồn nôn, ốm nghén. Đây là một dấu hiệu hết sức bình thường mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua, có thể xuất hiện khá sớm ở tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Đối với mỗi mẹ bầu khác nhau thì mức độ ốm nghén cũng sẽ khác nhau.

2. Mệt mỏi

Chắc chắn khi mới mang bầu, bạn sẽ thấy mệt mỏi trong người như thể vừa mới thức dậy lúc 10h sáng và chỉ muốn được ngủ thêm, bởi cơ thể người mẹ đang phải làm việc liên tục để cung cấp năng lượng cho thiên thần bé nhỏ đang lớn dần trong bụng.

3. “Núi đôi” đau và lớn hơn


Đây có lẽ là dấu hiệu có thai sớm và thường gặp nhất - kích thước vòng một tăng lên kèm theo những cơn đau tức. Cảm giác đau tức càng kéo dài, khả năng có bầu càng lớn. Nếu để ý kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh núm ti của mình trở nên thâm đen hơn bình thường.

4. Ra máu sớm hơn kỳ kinh nguyệt

Việc ra một vài vệt máu nhỏ khi gần đến ngày bắt đầu chu kì kinh nguyệt có thể sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình đã đến ngày đèn đỏ sớm. Tuy nhiên, dấu hiệu dễ bị “ngó lơ” này lại có thể chính là kết quả từ việc thai vào làm tổ trong tử cung đấy.

5. Thói quen ăn uống thay đổi

Cho dù các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn lý giải được lý do vì sao khi mang thai, khẩu vị của các mẹ lại thay đổi đến bất ngờ như thèm ăn đến “quay cuồng” hay sợ “xanh mặt” không dám đụng đến bất kì món nào, thì đây vẫn là một dấu hiệu dễ nhận ra của việc có bầu.

6. Chuột rút

Chuột rút có thể là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt mới, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu mang thai nếu như nó xuất hiện cùng một số thay đổi cơ thể khác. Một số mẹ có thể chỉ bị chuột rút vài lần, nhưng cũng sẽ có nhiều mẹ bị dấu hiệu “khó chịu” này đeo bám suốt thai kỳ.


Cùng với các thay đổi cơ thể khác, chuột rút cũng có thể là một dấu hiệu "bật đèn xanh" cho bạn biết mình đã có bầu

7. Nhạy cảm với các loại mùi

Khi có thai khoảng bốn tuần, khứu giác của bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ. Thậm chí cả những mùi từng yêu thích cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

8. Sạm da

Những thay đổi nội tiết tố trong thời kì thai nghén có thể khiến làn da của bạn bị sạm và nám, dấu hiệu mà các chuyên gia hay gọi là “mặt nạ thai kỳ” của mẹ bầu. Nếu thấy những hiện tượng “bớt trẻ đẹp” này trên da và các dấu hiệu ở trên, thì rất có thể bạn đang mang một sinh linh bé bỏng trong bụng đấy.

Sạm và nám có thể khiến mẹ lo lắng về nhan sắc, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu báo tin có bầu cho mẹ đấy

9. Giảm ham muốn tình dục

Trong ba tháng đầu của thai kì, việc cơ thể mệt mỏi và buồn nôn sẽ khiến bạn không còn có ham muốn chuyện chăn gối nữa. Tuy nhiên đừng lo lắng rằng trong suốt thai kỳ bạn sẽ không có cảm giác muốn “gần gũi” với chồng, bởi ham muốn sẽ trở lại sau tháng thứ ba khi những dấu hiệu khó chịu đã giảm bớt

Nguồn: tintuc.vn
Rau cần là một loại rau thông dụng ở nước ta. Tuy nhiên cũng giống như các loại rau trồng dưới nước khác như rau muống, rau rút, rau ngổ... dễ bị nhiễm loài sán lá ruột.

Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt... Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu.

rung-minh-khi-biet-su-that-ve-mon-rau-can-nhung-tai

Ngoài ra, theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu… Tất cả các bộ phận của cây rau này đều có tác dụng chữa bệnh.

Rau cần rất được ưa chuộng khi nhúng lẩu tuy nhiên món ăn này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. 

Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng trả lời trên báo Sức khỏe & Đời sống, rau cần và các loại rau trồng dưới nước như rau muống, rau rút, rau ngổ... dễ bị nhiễm loài sán lá ruột (Fasciolopsis buski). Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng.

Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu. Ở trong con ốc, sau 4 - 7 tuần, bào ấu phát triển nở thành rất nhiều ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc, sống bám vào một số cây mọc dưới nước như bắp niễng, ngó sen, ngó khoai, rau muống, rau cần, rau rút... phát triển thành nang trùng. Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.

Bệnh trải qua 3 giai đoạn: Khởi phát với các triệu chứng mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu; toàn phát: người bệnh thấy đau bụng, thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng bị trướng; giai đoạn nặng: phù toàn thân, phù mặt, phù chân... Bệnh cần điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu, kết hợp điều trị hỗ trợ để nâng cao thể trạng bệnh nhân.

Phòng bệnh: Thực hiện ăn chín, uống sôi; không ăn sống các loại rau thủy sinh như rau cần, rau muống, rau rút, rau ngổ... Gia đình bạn nên nấu chín kỹ rau cần và các loại rau thủy sinh khác mới ăn để phòng nhiễm sán.

Nguồn: tintuc.vn

Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến