Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Vào mùa đông, nhiều người thích ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, đừng nên quên trái cây vì chúng còn có khả năng chống khô da, bảo vệ cho làn da trong mùa đông khắc nghiệt.

1. Đu đủ: Chứa nhiều vitamin A và enzyme giúp thanh lọc da, khiến da sáng bóng. Loại enzyme tên papain có trong đu đủ giúp phân hủy các protein không hoạt động, tẩy tế bào chết. Ngoài ra, đu đủ còn có khả năng giúp da chắc khỏe, chống lão hóa.


2. Quả bơ: Giàu protein và omega-9 giúp tạo khối da khỏe mạnh, chống khô da trong mùa đông, giữ da mềm, sáng. Vitamin E trong bơ phòng chống nếp nhăn. Dầu của quả cũng là lớp dưỡng ẩm tự nhiên.

3. Quả lựu: Có tính năng tái sinh da tuyệt vời, ngoài ra còn giúp làm sạch lỗ chân lông, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn, chân chim. Nó còn giúp làm chắc lỗ chân lông vào mùa đông, khi làn da phải tiếp xúc nhiều với khí lạnh.

4. Dứa: Dồi dào vitamin C. Vào mùa đông, mụn thường tồn tại dai dẳng và sâu hơn vì lỗ chân lông bị nứt nẻ, mở ra cho bụi bẩn bay vào. Dứa có tính chất chống ôxy hóa cho mụn, phòng chống mụn trứng cá, mụn đầu đen, nám, thanh lọc sâu cho lỗ chân lông.

5. Chuối: Loại quả này chứa kali dưỡng ẩm và giữ nước cho da, vitamin E, C giúp da sáng khỏe. Nó làm giảm hiện tượng tái sạm da trong mùa đông, giữ da mềm ẩm.

6. Mãng cầu na: Kết hợp vitamin A và C chống các gốc tự do trong cơ thể, giữ da ẩm và khỏe. Uống nước ép mãng cầu thường xuyên kích thích tái tạo tế bào mới trong các lớp da.


7. Kiwi: Chứa lượng lớn vitamin C giúp cơ thể sản sinh collagen, loại protein kết nối mô làm da chắc khỏe. Kiwi còn chứa vitamin E dưỡng ẩm, làm sáng da.

8. Mận bắc: Loại quả mùa đông này chứa vitamin B và E, cùng các chất khoáng như magiê, sắt, canxi, kẽm. Chúng không chỉ thanh lọc máu mà còn duy trì sự đàn hồi cho da, cung cấp nước cho cơ thể. 

Nguồn: eva.vn

Các bài viết liên quan:



Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Nếu muốn duy trì một sức khỏe khỏe mạnh nhất, bạn nên uống nước chanh ấm vào buổi sáng. Nhưng bạn nên lưu ý 6 không dưới đây.

Thực tế, nếu uống nước chanh ấm sai cách, thứ nước “kỳ diệu” này lại phản tác dụng. Chẳng những chúng không giúp giảm cân, không hỗ trợ tiêu hóa, không tăng cường miễn dịch mà còn khiến da xấu xí và gây nhiều bệnh tật xấu.

6-khong-khi-uong-nuoc-chanh-am-buoi-sang

Không pha nước chanh quá lạnh hoặc quá nóng

Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Chỉ nên pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc

Nhiều người thường nghĩ, uống nước chanh theo cách nào cũng được. Bởi thế họ uống trực tiếp nước cốt chanh. Sau đó mới tráng nước lọc.

Nhưng do chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.

Không uống nhiều nước chanh

Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng.

Ngoài ra, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.

Không uống nước chanh mà không có ống hút

Do nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn.

Bạn chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh. Buổi sáng nên uống nước chanh mật ong ấm để đảm bảo sức khỏe.

Không uống nước chanh khi đang đói

Khi đói bụng, bạn không nên uống nước chanh sau khi ăn khoảng 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.

Không uống nước chanh khi thấy lạnh trong người hoặc mệt mỏi

Theo Trí thức trẻ, đối với người âm hàn (thiếu dương khí), lạnh trong người, hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh.

Nguyên nhân là do chất chua của chanh thuộc âm. Chính sự dư chất chua này làm cứng cơ, gân, viêm loét dạ dày, đại tràng.

Nguồn: eva.vn

Các bài viết khác liên quan:



Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Nôn có thể nguy hiểm nhưng cũng có thể chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường. Bởi vậy, khi chưa xác định rõ nguyên nhân thì lời khuyên tốt nhất cho bạn là: Hãy-nói-không-với-thuốc-chống-nôn!

Nôn đâu... uống đấy

Nhiều người có thói quen uống thuốc chống nôn bất cứ khi nào có triệu chứng buồn nôn. Họ cho rằng, làm như thế sẽ giữ cho thức ăn không bị “tống” ra ngoài, giúp cơ thể tránh mệt mỏi. Thực chất, nôn là biểu hiện chung của nhiều bệnh lý mà thuốc chống nôn không những “bất lực” mà còn trở thành “kẻ gây hại”.


Trước hết, nôn có thể là một biểu hiện của các bệnh ở ống tiêu hóa và ổ bụng như: viêm dạ dày hoặc ruột cấp, viêm ruột thừa, viêm màng bụng... Ngoài ra, các bệnh lý ngoài ổ bụng như: viêm não, viêm màng não, u não, xuất huyết não - màng não (tại hệ thần kinh trung ương), bệnh lý hệ thận - tiết niệu, hoặc nhiễm khuẩn tại đường hô hấp trên... đều có chung biểu hiện là nôn.

Thông thường thuốc chống nôn dùng để điều trị nôn ói do: rối loạn vận động, chóng mặt, xạ trị hay tác dụng phụ của một số thuốc. Ngoài ra, một số loại dùng để điều trị nôn ói nặng trong thai kì (tuy nhiên, phải hết sức thận trọng). Bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn ít khi được chỉ định dùng thuốc vì lúc này nôn là một phản xạ có lợi giúp cơ thể tự giải thoát khỏi các chất gây hại.

Do đó, các bác sĩ cho biết, việc tự ý dùng thuốc chống nôn có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là bỏ sót hoặc làm che lấp mất triệu chứng của một bệnh nguy hiểm nào đó. Để dùng thuốc, cần có chỉ định chính xác của bác sĩ sau khi đã xác định nguyên nhân và cơ chế gây nôn, chẩn đoán hoặc loại trừ được các bệnh lý nguy hiểm.


Những ai cần lưu ý:

1. Trẻ nhỏ

Nôn là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó có thể là dấu hiệu bệnh lý, nhưng trong nhiều trường hợp chỉ là dấu hiệu sinh lý. Vì quá lo lắng nên nhiều cha mẹ đã tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn (thậm chí là cho uống tăng liều) mà không lường trước được hậu quả.

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, ngộ độc thuốc chống nôn đứng đầu trong các trường hợp ngộ độc thuốc ở trẻ em, trong đó, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi, tiếp đến là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ bị ngộ độc thuốc chống nôn thường có dấu hiệu: ưỡn người, gồng người, co giật, lè lưỡi, vẹo cổ, mắt nhìn lên, cơn xoay mắt bất thường, bỏ bú, rối loạn nhịp thở... Cha mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay khi có các biểu hiện trên để được cấp cứu kịp thời, tránh những tai biến đáng tiếc.

2. Phụ nữ mang thai

Có tới 90% thai phụ có cảm giác nôn và buồn nôn trong những tháng đầu của thai kì, sau đó giảm đi ở tuần thứ 14 nhưng vẫn có trường hợp kéo dài đến tuần thứ 20, thậm chí đến cả trước khi sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chống nôn cho bà bầu cần hết sức thận trọng, nhất là khi mắc bệnh viêm dạ dày, viêm tụy, viêm ruột thừa... Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về tác hại của thuốc nhưng các bác sĩ lưu ý thai phụ không nên dùng domperidon và tránh dùng diphenylhydramin trong 3 tháng cuối của thai kì.

Việc dùng thuốc chống nôn cho thai phụ chỉ là bất đắc dĩ trong trường hợp bị nôn quá nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, có nhiều cách không cần dùng thuốc mà thai phụ có thể áp dụng để đẩy lùi triệu chứng này như: dùng gừng tươi (pha nước nóng uống), uống vitamin B6 (5mg/ngày), ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh uống quá lạnh hay ăn nhiều chất ngọt, tránh ăn các thức ăn hoặc gia vị có mùi mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý...

Nguồn:suckhoegiadinh.com.vn

Các bài viết khác liên quan:




Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Tình trạng này có thể chỉ xuất hiện chừng một, hai ngày nhưng cũng có khi kéo dài hằng tuần. Muốn chấm dứt tình trạng khó chịu này, bạn có thể tham khảo các cách sau.


1. Ăn hạt cỏ cà ri

Những hạt này chứa lượng xơ rất cao, có thể kết phân đỡ khó chịu hơn. Bạn chỉ cần cho chừng một nhúm hạt cỏ cà ri vào sữa chua ăn mỗi sáng. Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần uống nó với nước lọc, dù vị sẽ khá đắng.

2. Ăn chuối

Chuối rất giàu pectin, là chất xơ hòa tan giúp cơ thể hấp thụ thêm nhiều chất lỏng trong ruột, giúp phân bớt lỏng hơn.

Ngoài ra, chuối còn giàu kẽm, đây là chất dinh dưỡng giúp khôi phục điện giải bị mất khi tiêu chảy.

3. Trà vỏ cam

Nên uống thật nhiều loại trà này mỗi khi bạn cảm thấy bị thiếu nước. Để làm trà vỏ cam, bạn cho một ít vỏ cam đã cắt nhỏ vào chén nước sôi để nguội. Khi đã nguội, bạn có thể uống nhiều lần trong ngày.

Bạn cũng có thể thêm mật ong và chanh để tạo vị. Nên rửa thật sạch vỏ cam trước khi chế biến để loại bỏ các thành phần có hại.

4. Ăn cơm

Một bữa ăn thật ngon với cơm nóng có thể làm dịu dạ dày nhanh chóng. Bạn chỉ cần luộc khoai tây chung với cơm để ăn. Gạo chứa lượng tinh bột cao mà cơ thể dễ dàng xử lý. Bạn cũng nên chú ý uống thật nhiều nước để cơ thể lành lại nhanh chóng, vì cơ thể rất dễ thiếu nước khi bị tiêu chảy.

Nguồn: eva.vn

Các bài viết khác liên quan:





Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Từ ngàn xưa, mật ong đã được coi là “thực phẩm từ Chúa trời” vì mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Ngày nay, bằng những cách đơn giản, mật ong còn được xem là “thuốc” trị bệnh tại nhà.

bien-mat-ong-thanh-thuoc-chua-benh-tai-nha

1. Mật ong và chanh, cam, quít: thuốc chữa ho và cúm

Một hũ cam hoặc quít cắt lát ngâm cùng mật ong, một ít lá thảo dược và gia vị cay như quế, hồi sẽ giúp bạn giảm ho hiệu quả. Thảo dược trong hỗn hợp sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm nơi đường thở và ngăn chặn vi khuẩn.

2. Mật ong và quế: bồi bổ sức khỏe

Ngâm quế vào mật ong để dùng dần là cách giúp kiểm soát huyết áp và sức khỏe tim mạch hiệu quả.

3. Mật ong và gừng: trị đau dạ dày

Gừng giúp cho cơ thể kháng viêm hiệu quả theo như cách mà các thuốc chống viêm nhiễm hoạt động. Gừng còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Kết hợp gừng và mật ong sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

4. Mật ong và đinh hương: giảm đau răng

Trong đinh hương có chứa hàm lượng cao một loại chất hóa học gọi là eugenol, một chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm. Sử dụng hỗn hợp này là cách để giết chết vi khuẩn gây sâu răng và làm sạch khoang miệng.

5. Mật ong và sữa: trị da khô, nứt nẻ.

Một hỗn hợp bao gồm mật ong, sữa, nước cam tươi sẽ giúp làm lành các vùng da khô, nứt nẻ. Vitamin A trong sữa giúp phục hồi, tái tạo làn da trong khi nước cam giúp các vết thương trên bề mặt mau hồi phục.

6. Mật ong và sữa chua: mặt nạ dưỡng da.

Trong sữa chua có một hàm lượng lớn probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và cân bằng độ pH cho làn da. Sữa chua và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo cho một làn da khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm.

7. Mật ong và nước dừa: trị căng cơ

Trong dầu dừa có chứa nhiều electrolytes có tác dụng giữ ẩm cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng cơ.

8. Mật ong và giấm táo: giảm cholesterol

Mật ong và giấm táo khi kết hợp với nhau sẽ giúp đào thải bớt các chất béo và cholesterol có hại trong cơ thể.

9. Mật ong và dứa: giúp cai thuốc lá

Dứa có nhiều vitamin C, chất giúp những người bị nghiền thuốc lá. Nhai dứa và dùng mật ong sau đó giúp tình trạng thèm thuốc giảm xuống.

10. Mật ong và dầu thầu dầu: trị nấc cụt

Nấc cụt xảy ra do sự co thắt cơ hoành trong khi thành phần của dầu thầu dầu và mật ong giúp ngăn chặn tình trạng co thắt, từ đó làm dịu chứng nấc cụt.

Nguồn: suckhoegiadinh.com.vn

Các bài viết khác liên quan:





Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Nước súc miệng không thể làm trắng răng mà chỉ có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên răng. Nhưng nước súc miệng cũng không phải là nước muối để có thể dùng thoải mái. SKGĐ nhận thấy có sáu thói quen thật sự có hại vơí loại nước này.


1. Ngậm nước súc miệng quá nhanh hoặc quá lâu

Chỉ ngậm nước súc miệng vài giây đã nhổ ra, chất kháng khuẩn chưa kịp “hành động”, hoặc ngược lại, nếu ngậm lâu thì nước súc miệng sẽ gây tổn thương cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh. 20-30 giây là thời gian cần thiết để các hoạt chất trong nước súc miệng phát huy tác dụng.

2. Tự ý pha loãng nước súc miệng

Nếu trên hướng dẫn sử dụng không nói gì về việc pha loãng thì bạn không dại gì mà pha thêm nước vì sẽ khiến nồng độ hoạt chất bị loãng, không đủ sức diệt khuẩn.

3. Dùng nước súc miệng quá 3 lần/ngày

Nước súc miệng đem lại cảm giác thoải mái nên một số người hay lạm dụng. Việc dùng quá nhiều lần trong ngày sẽ gây khô miệng do nồng độ cồn trong loại chế phẩm này khá cao, lâu ngày có thể dẫn đến hôi miệng.

4. Dùng nước súc miệng thay kem đánh răng

Do cách sử dụng đơn giản và thuận tiện nên không ít người dùng nước súc miệng thay cho việc đánh răng. Đây là một sai lầm, vì sản phẩm này chứa các hoạt chất sát khuẩn nhẹ, chỉ có thể bổ sung chứ không thay thế kem đánh răng được. Chỉ sau khi đánh răng bạn mới nên dùng chúng.

5. Ăn uống ngay sau khi dùng nước súc miệng

Nếu bạn ăn uống khi vừa dùng nước súc miệng sẽ khiến các hoạt chất mất tác dụng vì chúng bị cuốn theo tuyến nước bọt. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn uống sau khi dùng nước súc miệng 30 phút.

6. Cho trẻ dùng “thả phanh” nước súc miệng

Nếu trẻ lỡ nuốt phải trong lúc súc miệng có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến não bởi chất fluor có “khá nhiều” trong thành phần tạo phẩm... Hơn nữa, da khoang miệng của trẻ rất mỏng nên hàm lượng cồn trong nước súc miệng có thể làm chúng bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước súc miệng và chọn cho chúng loại không chứa cồn.

Nguồn: suckhoegiadinh.com.vn

Các bài viết khác liên quan:




Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Có một số loại thực phẩm giúp bạn dễ dàng có được hàm răng trắng sáng chỉ đơn giản bằng cách ăn chúng.

6-thuc-pham-giup-rang-trang-sang

Cà rốt

Cà rốt chứa hàm lượng nước cao có tác dụng làm răng trắng sáng. Nhờ kích thích sản sinh nướt bọt, cà rốt giúp làm sạch thực phẩm bám lại trên răng hay kẹt lại ở các răng sâu, kẽ răng, đồng thời cũng tăng cường sức khỏe của nướu.

Dâu tây

Loại quả này rất ngon và lành mạnh đồng thời có tác dụng làm trắng răng. Thực tế, dâu tây chứa axit malic giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng do ăn thực phẩm nhiều dầu và thực phẩm có chứa nhiều gia vị. Chúng cũng có các chất chống oxy hóa ngăn không cho răng thu hút các vết bẩn và vi khuẩn.

Sữa đông

Có nhiều yếu tố gây tổn hại tới men răng của bạn và canxi, phốt pho có trong sữa đông giúp chăm sóc men răng. Cách này giúp giữ răng trắng và sáng bóng.

Dứa

Bromelian, một yếu tố chống viêm và làm sạch có trong dứa giúp răng trắng sạch.

Súp lơ xanh

Theo các nhà nghiên cứu Trường Nha khoa Bauru ở Brazil, sắt trong súp lơ xanh có thể hình thành lớp phủ chống axit trên bề mặt răng. Lớp phủ này làm giảm tiếp xúc giữa các thực phẩm và đồ uống axit như soda và men răng.

Nho khô

Nho khô dẻo và có đường, có vẻ như sẽ có hại cho răng. Nhưng trên thực tế, nó có thể cải thiện sức khỏe răng miệng. Theo nghiên cứu của ĐH Illinois, axit oleanolic được tìm thấy trong nho không hạt Thompson có thể ngăn ngừa sự phát triển của hai loại vi khuẩn răng miệng là Streptococcus mutans gây sâu răng và Porphyromonas gingivalis gây bệnh nha chu. Ngoài ra, axit oleanic cũng bảo vệ răng khỏi mảng bám.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Các bài viết khác liên quan:

>>>>> phương pháp phá thai an toàn nhất hiện nay


Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến