Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Nước súc miệng không thể làm trắng răng mà chỉ có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên răng. Nhưng nước súc miệng cũng không phải là nước muối để có thể dùng thoải mái. SKGĐ nhận thấy có sáu thói quen thật sự có hại vơí loại nước này.


1. Ngậm nước súc miệng quá nhanh hoặc quá lâu

Chỉ ngậm nước súc miệng vài giây đã nhổ ra, chất kháng khuẩn chưa kịp “hành động”, hoặc ngược lại, nếu ngậm lâu thì nước súc miệng sẽ gây tổn thương cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh. 20-30 giây là thời gian cần thiết để các hoạt chất trong nước súc miệng phát huy tác dụng.

2. Tự ý pha loãng nước súc miệng

Nếu trên hướng dẫn sử dụng không nói gì về việc pha loãng thì bạn không dại gì mà pha thêm nước vì sẽ khiến nồng độ hoạt chất bị loãng, không đủ sức diệt khuẩn.

3. Dùng nước súc miệng quá 3 lần/ngày

Nước súc miệng đem lại cảm giác thoải mái nên một số người hay lạm dụng. Việc dùng quá nhiều lần trong ngày sẽ gây khô miệng do nồng độ cồn trong loại chế phẩm này khá cao, lâu ngày có thể dẫn đến hôi miệng.

4. Dùng nước súc miệng thay kem đánh răng

Do cách sử dụng đơn giản và thuận tiện nên không ít người dùng nước súc miệng thay cho việc đánh răng. Đây là một sai lầm, vì sản phẩm này chứa các hoạt chất sát khuẩn nhẹ, chỉ có thể bổ sung chứ không thay thế kem đánh răng được. Chỉ sau khi đánh răng bạn mới nên dùng chúng.

5. Ăn uống ngay sau khi dùng nước súc miệng

Nếu bạn ăn uống khi vừa dùng nước súc miệng sẽ khiến các hoạt chất mất tác dụng vì chúng bị cuốn theo tuyến nước bọt. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn uống sau khi dùng nước súc miệng 30 phút.

6. Cho trẻ dùng “thả phanh” nước súc miệng

Nếu trẻ lỡ nuốt phải trong lúc súc miệng có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến não bởi chất fluor có “khá nhiều” trong thành phần tạo phẩm... Hơn nữa, da khoang miệng của trẻ rất mỏng nên hàm lượng cồn trong nước súc miệng có thể làm chúng bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước súc miệng và chọn cho chúng loại không chứa cồn.

Nguồn: suckhoegiadinh.com.vn

Các bài viết khác liên quan:




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến