Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Mới đây, bức ảnh chụp chàng trai ngồi cắt tóc cho người vô gia cư dưới ánh đèn flash điện thoại được rọi sáng từ mọi người xung quanh đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Ngay sau khi bức ảnh được đăng tải trên các diễn đàn mạng, hành động của chàng trai đã nhanh chóng nhận được nhiều bình luận khen ngợi, cùng hàng trăm lượt like (thích) và chia sẻ của dân mạng.
 

Nhân vật có hành động đẹp trong bức ảnh là anh Nguyễn Hoàng Trà (sinh năm 1991), hiện đang là chủ một salon tóc ở Hà Nội.

Đêm 30/9, anh tham gia hoạt động tình nguyện cùng một nhóm bạn trẻ tại Hà Nội. Chàng trai 9x này cho hay: “Tình cờ lên mạng biết được nhóm tình nguyện về đêm nên mình đã đăng ký tham gia. Đêm đó, được tham gia cùng nhóm tình nguyện đi tặng quà cho người vô gia cư ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội), có một cụ bà muốn được cắt tóc và mình sẵn sàng cắt cho bà”.
 

Hoàng Trà cho biết thêm, công việc cắt tóc cho khách vẫn diễn ra đều đặn hằng ngày nhưng đêm đó, khi cầm kéo cắt tóc cho cụ bà, anh lại có một cảm giác khác lạ, "đó là cảm giác hồi hộp, hạnh phúc và mình đã cắt tóc bằng cả trái tim".

Hoàng Trà cho biết thêm, những người sống lang thang, không có nhà nên họ không có chỗ để gội đầu thường xuyên. Vì thế tóc họ rất bết và rối. "Và mình đã mất khoảng 30 phút để cắt xong tóc cho cụ bà".

Hoàng Trà cũng cho hay, chương trình cắt tóc miễn phí cho người nghèo, người vô gia cư sẽ tiếp tục thực hiện vào buổi đêm các ngày thứ 4 trong tuần ở nhiều địa điểm ở Hà Nội.
 

Chia sẻ về những hành động của Hoàng Trà, anh Trần Minh Quân, trưởng nhóm tình nguyện cho biết, Trà là người ít nói nhưng tham gia tình nguyện rất nhiệt tình. Ngay khi biết cụ bà có ý muốn cắt tóc, Trà luôn nhiệt tình hỏi cụ muốn cắt kiểu gì, cắt thế nào, rồi tư vấn cho cụ như với một khách hàng. Trong lúc cắt, Trà rất chú tâm mà không nói gì nhiều.

“Tuy đây là việc làm nhỏ, nhưng chứng kiến nụ cười hạnh phúc của cụ bà và người cắt tóc, những người đứng xem đều cảm thấy xúc động”, anh Quân nói.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015


VKSND Tối cao nhiều lần chỉ đạo xem xét và bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Chiếm Phái nhưng đến khi ông qua đời, VKSND tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thực hiện.

28 năm mang án giết người

34 năm trước, ông Huỳnh Chiếm Phái (SN 1931) là đội trưởng Đội Sản xuất thôn Phong Phú, xã Ninh Giang, huyện Ninh Hòa, tỉnh Phú Khánh (nay là phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Ngày 18-10-1981, ông Phạm Ngựu, Chủ tịch UBND xã Ninh Giang, sau khi họp tại nhà đội trưởng Phái về thì bị bắn chết.


Cho rằng ông Phái là nghi phạm giết người, ngày 17-12-1981, Công an huyện Ninh Hòa khởi tố bị can. Đến ngày 18-2-1982, Công an tỉnh Phú Khánh ra lệnh bắt tạm giam ông Phái. Đến ngày 2-2-1983, ông Phái nhận được lệnh tạm tha của VKSND tỉnh Phú Khánh với lý do: tuổi già, sức khỏe bị sút kém nên không cần thiết phải giam giữ tiếp.

“Từ một đội trưởng sản xuất khỏe mạnh, ra tù, bố tôi như người sắp chết. Gia đình phải đưa võng khiêng về. Đôi chân ông cũng không còn đi lại được nữa” - ông Huỳnh Chiếm Lạc, người con thứ 4 của ông Phái, bức xúc.

Theo đơn khởi kiện mà ông Huỳnh Chiếm Hoạnh (con ông Phái; hiện ngụ tại xã EaKtur, huyện CưKuin, tỉnh Đắk Lắk) được cha ủy quyền, suốt 28 năm, ông Phái mang thân phận nghi can giết người vì ngoài giấy tạm tha trên, ông không còn nhận bất kỳ giấy tờ nào khác. Vì vậy, ngày 19-8-2009, ông Hoạnh đã làm đơn đề nghị cơ quan chức năng điều tra vụ án để làm rõ cha ông có phải là nghi phạm không.

Đến ngày 1-10-2009, ông Phái làm đơn kêu oan và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hai tháng sau, VKSND tỉnh Khánh Hòa mời gia đình ông Phái làm việc. “Đến đây, gia đình tôi mới biết VKSND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đình chỉ điều tra đối với cha tôi. Gia đình đề nghị nhận quyết định này, VKSND tỉnh yêu cầu chúng tôi phải rút đơn đòi bồi thường thì mới cho nhận nhưng đó cũng chỉ là bản photocopy” - ông Hoạnh cho hay.

Theo VKSND tỉnh Phú Khánh trước đây, lý do đình chỉ điều tra là vì không đủ bằng chứng buộc tội ông Phái giết người. Trước yêu cầu của gia đình, ngày 24-12-2009, đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa đã đến xã Ninh Giang chính thức thông báo với chính quyền địa phương về việc đình chỉ điều tra đối với ông Phái và yêu cầu khôi phục quyền lợi hợp pháp cho ông. Biên bản làm việc hôm đó không nhắc đến việc xin lỗi hay bồi thường cho ông Phái.

Từ năm 2009 đến nay, gia đình ông Phái đã nhiều lần làm đơn gửi đến VKSND tỉnh Khánh Hòa, VKSND Tối cao yêu cầu bồi thường oan sai cho ông. “Chúng tôi yêu cầu bồi thường không phải vì tiền mà vì danh dự, vì sự công bằng đối với cha tôi…, để ông có thể yên nghỉ ở suối vàng” - ông Hoạnh mong mỏi.

VKSND Tối cao đã gửi các công văn ký ngày 16-7-2012, 20-10-2011 và 28-2-2011 yêu cầu VKSND tỉnh Khánh Hòa xem xét và tiến hành các thủ tục để bồi thường cho ông Phái theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, đến nay, việc bồi thường oan sai cho ông vẫn rơi vào im lặng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Minh, Viện phó VKSND tỉnh Khánh Hòa, cho rằng vụ này có nhiều quan điểm khác nhau nên khó xử lý. Về việc không trao quyết định đình chỉ điều tra cho ông Phái, ông Minh cho biết không rõ vì vụ việc xảy ra đã quá lâu.

“Chúng tôi cũng phải xin hồ sơ bên Cơ quan CSĐT, còn sót lại quyết định đình chỉ điều tra ấy. Hồi đó, cả những người thực hiện quyết định đình chỉ này cũng không lưu hồ sơ và không làm biên bản giao nhận. Nó lằng nhằng ngay ở chỗ đó!” - ông Minh thừa nhận.

Dù ngày 11-12-2012, ông Hoạnh được cha ủy quyền khởi kiện VKSND tỉnh Khánh Hòa ra TAND thị xã Ninh Hòa để đòi bồi thường oan sai nhưng mãi đến ngày 6-1-2014, TAND thị xã Ninh Hòa mới thụ lý vụ án. Đến nay, vụ việc vẫn chưa đưa ra xét xử. “Đối với những vụ phức tạp, tòa cần phải có thời gian” - Chánh án TAND Ninh Hòa, bà Lê Thị Toàn, lý giải.

Trong khi mỏi mòn chờ đợi được minh oan thì ngày 22-3-2015, ông Phái qua đời. Ông Nguyễn Thạnh Nhi, Chủ tịch UBND phường Ninh Giang, xác nhận ông Phái qua đời do bệnh tuổi già.

Trong khi đó, theo gia đình, ngày 22-3, nhân có đám cưới người thân, con cháu về đông đủ, ông Phái đi xe lăn ra sau nhà rồi thắt cổ tự tử. “Ông không thể chịu nổi những ngày tháng đợi chờ để được bồi thường. Ông đã nhiều lần tự tử hụt rồi, uống thuốc độc có, thắt cổ có. Ở nhà, tôi phải giữ ông còn khó hơn giữ con trẻ, vậy mà cũng không được…” - bà Đàm Thị Ánh, con dâu ông Phái, buồn bã. Trong đơn khởi kiện khi ông Phái còn sống, ông Hoạnh cho hay cha ông cũng đã nhiều lần đòi tự tử.

>>> góc nhìn cuộc sống

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Để giảm cảm giác khó chịu khi bị ngạt mũi bạn có thể tham khảo những cách dưới đây. Kiên trì áp dụng những phương pháp đơn giản này tại nhà bạn có thể trị khỏi chứng bệnh ngạt mũi khó chịu mà không cần dùng đến thuốc.

1. Uống trà gừng

Thời tiết giao mùa dễ khiến bạn mắc phải những bệnh về đường hô hấp, trong đó phổ biến là cảm cúm, sổ mũi, ngạt mũi. Vì thế, uống trà gừng sẽ có tác dụng giúp bạn giải tỏa mệt mỏi, và thông mũi khi bị nghẹt.


Gừng tươi: 1 củ

Nước lọc: 2 cốc

Mật ong: 1 thìa

Chanh: 1/4 quả (nếu có)

Cách làm: bạn cho gừng vào nước và đun sôi. Sau đó vớt bã gừng ra, bỏ thêm đường, mật ong vào nước trà và cho thêm chút nước chanh. Bạn uống thường xuyên cho đến khi nước mũi chảy ra nhiều và hết ngạt.

Ngoài trà gừng, bạn có thể dùng trà xanh, trà bạc hà hoặc thậm chí là uống nước nóng. Các loại trà này không chỉ làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ làm thông khoang mũi và giảm các triệu chứng viêm.

2. Nhỏ nước muối

Bạn ra cửa hàng thuốc gần nhà mua 1 lọ nước muối và nhỏ nhiều lần trong ngày, mũi của bạn sẽ được làm sạch, bớt khô và nhanh chóng hết ngạt mũi.

3. Nước chanh hoà mật ong

1 thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.


4. Xông nước muối

Lấy một bát nước nóng và bỏ 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hơi nước bốc lên. Hơi nước muối sẽ giúp thông mũi và đẩy nước mũi nhầy ra ngoài.

5. Ăn súp thịt gà

Người Việt Nam thường ăn cháo hành tía tô để trị cảm cúm. Tuy nhiên ở nhiều nước trên thế giới họ lại ăn súp gà để điều trị cảm cúm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thông mũi cực kì hiệu quả. 



Nếu cho thêm ít tỏi và ớt cộng thêm ít nước chanh thì càng tăng thêm hương vị và chống bệnh hiệu nghiệm.

6. Nhỏ nước tỏi

Tỏi bóc vỏ, nghiền lấy nước. Hoặc bạn cũng có thể trộn thêm với mật ong và nước ép cây lô hội. Sau đó, lấy tăm bông nhúng vào hỗn hợp đó và đặt lên lỗ mũi từ 5-10 phút.

Muốn áp dụng cách này để chữa ngạt mũi cho bé yêu của bạn, bạn cho tỏi đã bóc vỏ vào 1 cái khăn xô, đập dập, buộc lại và cho bé yêu của bạn ngửi. Nó sẽ giúp bé yêu của bạn dễ thở hơn.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Nhiều hộ dân ở các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Từ Liêm… (Hà Nội) đang phải “sống mòn” trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều người phải dùng nước giếng khoan, nước mua từ xe bồn để chống “khát” qua ngày. Nhiều người cho biết, họ “sốc” và bức xúc hơn khi hay tin Hà Nội công bố giá nước sẽ tăng thêm 20% kể từ ngày 1/10.
 

Trong khi hàng triệu người dân thủ đô còn chưa hết bức xúc do phải chịu cảnh “khát” nước vì đường ống nước sông Đà tiếp tục vỡ (tới lần thứ 15) thì thông tin thành phố Hà Nội công bố tăng giá nước thành chủ đề bàn tán khắp các khu ngõ đang chịu cảnh “khát” nước mấy tháng nay. Tìm đến phố Pháo Đài Láng vào buổi trưa nắng, nhiều hộ dân ở đây vẫn loằng ngoằng vòi bơm nước.

“Tháng trước mất nước hơn nửa tháng, chúng tôi phải mua nước xe bồn dùng. Sang tháng này cứ ba bốn ngày lại mất nước một lần. Tính đến hôm nay khu phố này mất nước sang ngày thứ tư rồi. Chất lượng phục vụ không đảm bảo, nghe bảo sang tháng lại còn tăng giá nước, cứ thế này ai mà chấp nhận được”, anh Nguyễn Văn Hoàng, người dân khu phố than.

Cô Đỗ Thị Anh ở phố Pháo Đài Láng cho biết, sáng nay, ra phố mọi người càng thêm bực bội khi nghe tin giá nước lại tăng. “Mất nước cả mấy tháng trời, nước đi xin, mua về chỉ dám dùng nấu cơm, rửa rau. Các sinh hoạt khác đều dùng nước giếng khoan. Thành phố ra quyết định tăng giá nước cứ thử nghĩ nếu gia đình mình mất nước cả tháng trời, đi vệ sinh mấy lần mới dám giội nước xem có bức xúc không?”, cô Anh nói.
 

Cô Anh không ngần ngại vạch chân lên cho phóng viên xem những vệt mẩn ngứa, dị ứng còn để lại vết thâm khi cô phải dùng nước bẩn. “Dùng nước giếng khoan tắm, trước mẩn ngứa nổi khắp người. Mua mất bao tiền thuốc uống, bôi nó mới đỡ”, cô Anh than.

Cũng chịu cảnh mất nước từ nhiều tháng nay, nhiều hộ dân ở tổ 3, phường Láng Hạ chia sẻ họ bị “sốc” khi nghe tin tăng giá nước sinh hoạt. “Tôi và nhiều người dân ở khu vực này đúng bị “sốc” khi nghe tin tăng giá nước. Nhiều tháng nay mất nước, tôi phải dùng nước nhiễm phèn ở giếng khoan của gia đình mà trước chỉ dùng để phục vụ cho nhà vệ sinh. Chất lượng phục vụ như thế mà cũng đòi tăng giá nước được sao? Hay họ tăng giá theo số lần đường ống vỡ?”, ông Nguyễn Văn Vinh, cán bộ hưu trí ở phường nói.

“Khổ lắm, tối nào gia đình cũng phải đi mua nước về tắm giặt. Nếu lãnh đạo quyết định tăng giá nước, tôi mời các ông về đây sống thử một tuần. Nếu các ông ấy chấp nhận được thì giá nước 100 nghìn đồng/1 khối tôi cũng đồng ý”. Anh Nguyễn Đình Bảo nói
 

Chị Nguyễn Thị Linh, ở phường Láng Hạ cho biết, từ khi mất nước, gia đình chị mỗi tháng tốn thêm gần 500 nghìn tiền mua nước từ xe bồn, giặt quần áo ở tiệm. “Thiếu nước, lúc đầu tôi giặt bằng nước giếng khoan nhưng quần áo công sở của tôi và chồng bị vàng ố nên gia đình quyết định giặt khô ở tiệm với giá 10 nghìn đồng/kg. Tôi đồng ý tăng giá nước nếu chất lượng nước đảm bảo, không để xảy ra tình trạng vỡ ống, mất nước thêm lần nào nữa. Giữa Thủ đô mà dùng nước đôi khi đục ngầu, thiếu nước như thế này ai mà chấp nhận được tăng giá”, chị Linh nói.

Trở lại khu vực xóm Chùa, Triều Khúc, Tân Triều, huyện Thanh Trì nơi bị rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng hơn 3 tháng liền mà báo Tiền Phong đã phản ánh trong tháng 8 vừa qua, tình trạng mất nước vẫn triền miên. Ngõ nhỏ, xe chở bồn không vào được người dân nơi đây phải sử dụng xe 3 gác, xe ô tô tải cỡ nhỏ lót bao ni lông ra đường lớn mua nước từ xe bồn chở về.

“Khổ lắm, tối nào gia đình cũng phải đi mua nước về tắm giặt. Nếu lãnh đạo quyết định tăng giá nước, tôi mời các ông về đây sống thử một tuần. Nếu các ông ấy chấp nhận được thì giá nước 100 nghìn đồng/1 khối tôi cũng đồng ý”, anh Nguyễn Đình Bảo người dân trong phố nói.

Phòng trọ của sinh viên Lê Văn Huy, quê Hà Tĩnh, sinh viên Trường ĐH Hà Nội và nhóm bạn thuê trọ ở xóm Chùa, Triều Khúc chịu cảnh mất nước nhiều tháng nay. “Mất nước ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, sinh hoạt của chúng tôi, bây giờ còn lo hơn khi có thông tin sắp tới giá nước tăng. Phòng trọ của chúng tôi có 4 người xuất thân từ gia đình đều làm nông nghiệp, ra Hà Nội học tập mỗi tháng chi gần 2 triệu đồng cho tiền phòng trọ, sinh hoạt. Ở đây, em chịu mức giá điện 5.000 đồng/kWh, nước 40 nghìn đồng/1 khối. Chủ nhà vừa báo sang tháng, thành phố tăng giá nước nên bà cũng tăng lên 55 nghìn đồng/khối. Tiền điện, nước mỗi tháng nhiều gần bằng tiền ăn”, Huy bộc bạch.

Anh Nguyễn Anh Cương, công nhân Cty sản xuất xe đạp Thống Nhất cho biết, lương mỗi tháng anh được gần 4 triệu đồng. Ngoài chi phí ăn ở, sinh hoạt ở Hà Nội, anh phải nuôi hai con ăn, học. “Giá tiền điện vừa tăng, nay lại nghe chủ nhà bảo sang tháng tăng tiền nước vì thành phố tăng giá. Đọc báo thấy các “lãnh đạo” bảo tăng giá nước sạch không đáng kể, nhưng các “ông ấy” có đặt mình vào hoàn cảnh của những người lao động nghèo như chúng tôi không”? anh Cương nói.

Năm 2008, Dự án Nhà máy nước sông Đà giai đoạn 1, công suất 300.000 m3 một ngày đêm và đường ống truyền dẫn từ Hòa Bình về đến đường Vành đai 3 do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư được đưa vào vận hành, khai thác cung cấp nước sạch cho nhân dân. Năm 2010, hệ thống cấp nước sông Đà đạt Cúp vàng chất lượng Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 2012 đến nay, đường ống nước sông Đà đã bị vỡ 15 lần.

>>> góc nhìn cuộc sống

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Sau 24 ngày Công an tỉnh Lâm Đồng mở rộng vụ án, đấu tranh khai thác, kẻ sát nhân mới cúi đầu nhận tội giết hại vợ chồng người bạn hơn 3 năm trước, còn đổ tội cho họ trốn nợ, giết người

Ngày 28-9, tại cuộc họp báo thường kỳ do Ban Tuyên giáo và Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Lâm Đồng chủ trì, đại tá Phùng Tất Thành, Trưởng Phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết nghi phạm Kiều Quốc Huy (SN 1988, thường trú thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; tạm trú phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) giết 3 người tại huyện Bảo Lâm là kẻ rất ngoan cố.


Manh mối phá án từ lời đổ tội

Theo đó, sau khi phát hiện thi thể anh Hoàng Thế Vinh (35 tuổi, tài xế taxi, ngụ TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) kết hợp thông tin trình báo của vợ anh Vinh, ngày 22-8, cơ quan CSĐT đã sàng lọc và xác định nghi can chính là Huy. Khám xét nhà trọ của Huy, cơ quan chức năng thu giữ 6 khẩu súng, nhiều hung khí cùng 6 ĐTDĐ và 5 sổ đỏ mang tên vợ chồng anh Đỗ Hoàng Bình và chị Phạm Thị Mỹ Hạnh (cùng SN 1984, ngụ thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm). Toàn bộ giấy tờ sổ đỏ này đã sang tên cho Huy.

Thế nhưng, trong khi lấy lời khai, Huy quanh co chối tội, thậm chí đổ tội anh Bình gây ra cái chết của tài xế Vinh để cướp ô tô. “Anh Bình đã bị Huy sát hại hơn 3 năm trước, nếu lần theo đầu mối này, Huy nghĩ công an sẽ bó tay. Chỉ khi lực lượng chức năng thu thập được nhiều bằng chứng quan trọng, Huy mới cúi đầu nhận tội” - đại tá Thành cho biết.

Cũng theo đại tá Thành, sau vụ Huy là nghi phạm số 1 giết tài xế taxi, gia đình anh Bình đã trình báo việc vợ chồng anh Bình mất tích với những manh mối liên quan đến sổ đỏ. Trước đó, Huy nói với mẹ anh Bình là vợ chồng anh này vỡ nợ gần 10 tỉ đồng, phải chạy trốn, nếu báo cơ quan chức năng, vợ chồng anh Bình sẽ bị bắt. Vì vậy, suốt thời gian qua, gia đình nạn nhân đã giữ im lặng. Sau 24 ngày Công an tỉnh Lâm Đồng mở rộng vụ án, đấu tranh khai thác, Huy mới cúi đầu nhận tội giết hại vợ chồng anh Bình. Hiện, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đang chờ kết quả giám định ADN để củng cố hồ sơ.


Qua mặt cả gia đình nạn nhân

Theo kết quả điều tra, năm 2011, Huy làm công nhân tại dự án bauxite Tân Rai (huyện Bảo Lâm) được hơn 1 năm rồi đột ngột xin nghỉ. Trong thời gian làm việc tại đây, Huy quen thân vợ chồng anh Bình và anh Bình đã tin tưởng kể chuyện được nhiều người thân ở TP HCM gửi tiền lên nhờ mua đất kinh doanh. Do vay tiền của một người nhưng không trả nổi, Huy nảy sinh ý định giết chết vợ chồng Bình để chiếm đoạt sổ đỏ mang đi gán nợ.


Chiều tối 4-3-2012, Huy đến nhà anh Bình vờ hỏi mua đất. Huy ra sau nhà bếp gọi vợ chồng anh Bình bàn chuyện rồi dùng rựa chém chết cả hai, kéo xác vứt xuống giếng sau vườn rồi lấp đất lại. Để tránh bị phát hiện, Huy phi tang hung khí và tung tin đồn vợ chồng anh Bình bị vỡ nợ nên đã bỏ trốn.

“Khi được báo tin 2 con bị giết, tôi vẫn không tin đó là sự thật. Hơn 3 năm qua, chúng tôi dò la tin tức các con khắp nơi nhưng không có kết quả, cứ nghĩ chắc vợ chồng nó thiếu nợ người ta nên bỏ trốn. Ngờ đâu…” - bà Trần Thị Ngọc Hai (58 tuổi, mẹ anh Bình) sụt sùi.


Theo bà Hai, gia đình có tìm gặp Huy hỏi, y trả lời không biết, còn nói đang tìm vợ chồng Bình để… đòi nợ. “Chúng tôi có đến nhà vợ chồng Bình dò hỏi tin tức nhưng nhà đóng cửa, hàng xóm nói do có nhiều người đến đòi nợ nên các em tôi đã bỏ trốn, không thấy về lần nào. Huy còn hỏi chúng tôi có biết vợ chồng Bình ở đâu không vì Bình và Hạnh lừa hắn và nhiều người khác nữa. Thông tin Bình - Hạnh bị vỡ nợ lan truyền khắp huyện Bảo Lâm, đến nỗi nhiều người gặp tôi là hỏi. Tội cho chúng nó quá…” - anh Phạm Minh Dũng (anh của chị Hạnh) phẫn uất nói.

Theo một nguồn tin, vợ chồng anh Bình là một trong những gia đình đầu tiên xây nhà sống tại tổ 15, thị trấn Lộc Thắng. Thấy đất ở đây đang sốt giá, họ đã bàn với người thân gom tiền mua đất. Ít nhất họ đã mua 5 lô đất (đều đứng tên chị Hạnh) với diện tích hơn 500 m2.

Hai hồ nước Rotomakariri và Rotomahana ở New Zealand từng được mệnh danh là “kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới” nhưng đáng tiếc một đợt phun trào của núi Tarawera đã phá hủy kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp này.

Hai hồ nước nhỏ được người Maori địa phương gọi tên là Rotomakariri (hồ lạnh) và Rotomahana (hồ nóng) nằm ở huyện Rotorua, phía bắc New Zealand.


Bờ hồ nước Rotomahana được bao quanh bởi những bậc thang đá hoa ngoạn mục nhất thế giới, được tạo thành bởi sự lắng đọng của các khoáng chất từ ​​suối nước nóng gần đó. Cũng bởi thế, nơi đây từng được gọi là “kỳ quan thiên nhiên thứ 8" của thế giới và là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của New Zealand cho đến cuối thế kỷ 19.

Sau này, đợt phun trào của núi Tarawera đã phá hủy kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp này.


Ở hồ Rotomahana, có hai hệ thống bậc thang, trong đó bậc thang Trắng (White Terraces) lớn hơn,  còn được gọi là Maori as Te Tarata, nằm ở phía bắc hồ Rotomahana, bao phủ diện tích 3 ha và có tổng cộng 50 bậc thang trước khi dội xuống bờ hồ 40 mét bên dưới. Dưới ánh nắng mặt trời, mặt hồ được chiếu sáng sẽ hiện ra sắc màu trắng nhiều hơn.

Bậc thang còn lại là bậc thang Hồng (Pink Terraces), người địa phương gọi là Otukapuarangi, là các bậc thang dội từ độ cao 30 mét qua khoảng cách 75 mét. Nước hòa tan các khoáng chất kết tinh qua hàng trăm năm và khi ánh mặt trời chiếu rọi, nó hiện lên màu sắc tuyệt đẹp.


Cả hai bậc thang tuyệt đẹp đều được cung cấp nước thường xuyên nhờ hai mạch nước phun nằm trên hồ Rotomahana.

Thế kỷ 19, các nhà truyền giáo và thương nhân châu Âu đã được tận mắt nhìn thấy những bậc thang màu hồng và trắng tuyệt đẹp ở "kỳ quan thiên nhiên thứ 8", họ đã rất ngạc nhiên bởi kích thước và hình dáng của nó.


Vẻ đẹp của hồ nước với những bậc thang đầy màu sắc được các du khách truyền tai nhau đến cả những du khách ở xa như Anh và Canada. Họ thậm chí đã thực hiện các chuyến đi dài để nhìn thấy những cấu trúc tự nhiên tuyệt đẹp này.

Khi đó, đất nước New Zealand vẫn còn khá khó đi lại và để đến đó người ta phải mất vài tháng đi bằng tàu. Tiếp theo đó là những chuyến đi bộ, đi xuyên rừng, đi thuyền qua Hồ Tarawera, và cuối cùng là một chuyến đi thuyền độc mộc mới đến hồ Rotomahana.


Vẻ đẹp của những bậc thang đã biến nơi đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của New Zealand. Dân làng Maori sinh sống gần đó đã phát triển du lịch bằng cách cung cấp xuồng, làm hướng dẫn viên và lái thuyền cho du khách. Họ cũng xây dựng khách sạn nhỏ và có dịch vụ giải trí cho khách với các  màn nhảy múa và ca hát.

>> Tham khảo thêm: góc nhìn cuộc sống

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Tôi chết điếng khi ngày đầu vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật, tôi đã phát hiện ra sự thật về chồng mình.

18 tuổi tôi nổi tiếng xinh đẹp, hát hay, múa giỏi trường cấp III ở huyện, nhưng ông Trời ăn ở công bằng khi cho tôi giỏi giang xinh đẹp mà học hành chẳng bằng ai.


 Cố lắm nhưng cuối cùng tôi vẫn bỏ dở năm lớp 12, tôi xin với ba má lên thành phố kiếm việc làm chứ không thể phấn đấu tương lai bằng con đường học thức được.

Ba má không ưng, nhưng cuối cùng cũng đồng ý để tôi tự lập, bởi sau tôi còn 2 đứa em đang tuổi ăn, tuổi học, ruộng vườn ngày càng thu hẹp, ba má lại ngày một có tuổi…

May mắn ngay lần đầu tiên đi xin việc, tôi đã được bà chủ một cửa hàng bán mĩ phẩm đồng ý tuyển dụng sau khi đã biết rõ nguồn gốc, lí lịch và ngắm tôi từ đầu tới chân với vẻ ưng thuận ra mặt.

Bà chủ rất tốt bụng ứng trước cho tôi một tháng lương để tôi có tiền thuê nhà trọ và sắm thêm vài bộ quần áo cho hợp cách ăn mặc của người thành phố.


Bà còn bỏ thời gian dạy tôi cách trang điểm son phấn sao cho bắt mắt khách hàng. Bà chủ khéo tay đến nỗi khi nhìn vào gương tôi thật ngỡ ngàng trước nhan sắc của mình.

Tôi biết mình đẹp, nhưng không ngờ với sự trợ giúp của son phấn tôi rực rỡ như một đóa hoa lần đầu khoe sắc. Ngay tuần đầu tiên tôi đứng quầy, bà chủ đã tỏ ra hài lòng khi lượng khách ngày một tăng, nhất là đám thanh niên ăn mặc sành điệu, họ tìm đến mua mĩ phẩm dành cho nam và không quên buông những lời chọc ghẹo, làm quen với tôi.

Làm cho bà chủ được khoảng 3-4 tháng thì một chiều muộn tôi đang kiểm đếm số tiền và hàng trong quầy thì có một thanh niên cao to, đẹp trai ăn mặc đúng mốt xuất hiện trước mặt tôi.

 Tôi lịch sự chào hỏi anh muốn mua thứ gì song anh chỉ gật đầu chào đáp lại tôi và hướng ánh mắt lên lầu trên. Đến lúc bà chủ từ trên lầu đi xuống xưng má con với anh, tôi mới biết đó là con trai bà chủ, hiện đang làm việc cho một công ty nổi tiếng có vốn nước ngoài nên rất bận rộn, ít có thời gian về thăm nhà…


Hôm đầu anh có xuống quầy nói chuyện với tôi một lúc, nhưng thời gian sau anh luôn kiếm cớ để ở bên tôi. Không hiểu công việc ở công ty thế nào, nhưng từ hôm về anh ở luôn nhà mà không thấy ba má anh có ý kiến gì, thế rồi anh chủ động nói lời yêu tôi, với sự nhiệt tình ủng hộ của ba má anh.

Chỉ 3 tháng sau khi quen biết tôi đã trở thành vợ anh, ở quê ai cũng bảo tôi là “chuột sa chĩnh gạo”, cuộc sống nở hoa. Rồi cái sự sung sướng đó khiến tôi chết điếng khi ngày đầu vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật tôi đã phát hiện ra chồng nghiện ma túy nặng. Một ngày anh phải chích vào ven mấy cữ thuốc mới tỉnh táo được… Tôi hiểu vì sao bà chủ và con trai họ cố tình giấu tôi chuyện nghiện mà túy của chồng tôi, để họ nhanh chóng tổ chức đám cưới. 19 tuổi đầu tôi biết mình sẽ khó mà gắn bó với người chồng nghiện ma túy nặng như vậy!

Liên kết hữu ích

Bài Đăng Phổ Biến